Núi lửa phun trào ở Tonga bắn 146 triệu tấn nước lên khí quyển

Hình ảnh từ vệ tinh của NASA cho thấy quy mô thực sự vụ phun trào núi lửa ở Tonga, diễn ra vào tháng 1 năm nay.

Vào ngày 15/1, khi núi lửa Hunga Tonga-Hunga Ha'apai phun trào dưới đáy biển, nó đã tạo ra sóng thần và vụ nổ siêu thanh (sonic boom) 2 lần liên tiếp, theo CNN. Bên cạnh đó, vụ phun trào đã thổi một lượng lớn hơi nước vào tầng bình lưu, cách bề mặt Trái đất 12-53km.

Theo tính toán từ một vệ tinh của NASA, lượng hơi nước này đủ để lấp đầy thể tích của 58.000 bể bơi chuẩn Olympic.

Phát hiện được thực hiện bởi thiết bị Microwave Limb Sounder (MLS) trên vệ tinh Aura của NASA. Vệ tinh này có thể đo hơi nước, chất lượng tầng ozone và các khí khác trong bầu khí quyển. Sau khi vụ phun trào ở Tonga xảy ra, các nhà khoa học đã rất ngạc nhiên trước kết quả đo hơi nước.

Núi lửa phun trào ở Tonga bắn 146 triệu tấn nước lên khí quyển
Ảnh chụp từ vệ tinh cho thấy vụ phun trào ở Tonga tạo ra vùng khói bụi rộng lớn. (Ảnh: Phys).

Họ ước tính rằng vụ phun trào đã đưa 146 teragram, hay 146 tỷ kg nước đến tầng bình lưu. Trong trường hợp này, nó bằng 10% lượng nước đã có trong tầng bình lưu. Thậm chí, con số này còn cao hơn gần 4 lần so với lượng hơi nước được tạo ra từ vụ phun trào Pinatubo ở Philippines vào năm 1991.

“Chúng tôi chưa bao giờ thấy bất cứ thứ gì giống như vậy. Chúng tôi đã phải kiểm tra cẩn thận tất cả các phép đo trong thiết bị để đảm bảo sự chính xác và đáng tin cậy”, ông Luis Millan, nhà khoa học nghiên cứu khí quyển tại Phòng Thí nghiệm Sức đẩy Phản lực của NASA cho biết.

Công cụ Microwave Limb Sounder (MLS) có thể đo tín hiệu tự nhiên của vi sóng từ bầu khí quyển của Trái đất và tiến hành ước tính ngay cả trong trường hợp những đám mây tro dày đặc.

“MLS là công cụ duy nhất để ghi lại chùm hơi nước khi các hiện tượng tự nhiên xảy ra. Bên cạnh đó, MLS còn không bị ảnh hưởng bởi tro bụi mà núi lửa tạo ra”, ông Millan nói.

Song, vụ phun trào ở Tonga có điểm đặc biệt là hơi nước được tạo ra có thể giữ nhiệt, khiến nhiệt độ bề mặt Trái đất ấm hơn. Theo các nhà nghiên cứu, hơi nước dư thừa có thể tồn tại trong tầng bình lưu trong vài năm.

May mắn thay, hiệu ứng làm ấm của hơi nước tương đối nhỏ và có tính tạm thời. Nhiệt độ sẽ trở về bình thường khi lượng hơi nước thừa giảm đi. Ngoài ra, các nhà nghiên cứu cho biết tình trạng này không đủ để làm trầm trọng thêm biến đổi khí hậu, mà chỉ ảnh hưởng một thời gian ngắn.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Từ chiều tối nay, miền Bắc bước vào chuỗi ngày mưa lớn

Từ chiều tối nay, miền Bắc bước vào chuỗi ngày mưa lớn

Từ chiều tối nay (4/8), các tỉnh miền Bắc bước vào chuỗi ngày mưa lớn, trong khi Nam Bộ, Tây Nguyên và Nam Trung Bộ tiếp tục mưa dông vào chiều tối.

Đăng ngày: 04/08/2022
Sóng nhiệt làm châu Âu thêm đau đầu với bài toán năng lượng

Sóng nhiệt làm châu Âu thêm đau đầu với bài toán năng lượng

Làn sóng nhiệt gay gắt trong mùa hè năm nay đang khiến vấn đề năng lượng ở châu Âu thêm tồi tệ, khi nhu cầu dùng điện tăng cao nhưng nguồn cung lại gặp sức ép vì nhiều yếu tố.

Đăng ngày: 02/08/2022
Hồ nước kỳ lạ ở Trung Quốc: Nơi muối kết tinh thành đá quý, máy bay có thể hạ cánh, tàu hỏa có thể đi qua

Hồ nước kỳ lạ ở Trung Quốc: Nơi muối kết tinh thành đá quý, máy bay có thể hạ cánh, tàu hỏa có thể đi qua

Hồ Sát Nhĩ Hãn chứa hơn 50 tấn natri clorua (muối ăn), có thể cung cấp cho 6 tỷ người trên thế giới sử dụng trong 1.000 năm.

Đăng ngày: 01/08/2022
Hỏa hoạn - Hạn hán - Lũ lụt: Trái đất năm 2022 bị

Hỏa hoạn - Hạn hán - Lũ lụt: Trái đất năm 2022 bị "giày vò" thế nào khi nhìn từ vệ tinh?

Hình ảnh vệ tinh cho thấy một Trái đất nóng nực, khô cạn và mưa như trút nước khắp nơi!

Đăng ngày: 30/07/2022
40 độ C ở Anh khiến chim rơi từ trên trời, nhiều động vật chết khô

40 độ C ở Anh khiến chim rơi từ trên trời, nhiều động vật chết khô

Nhiều loài động vật đã trở thành nạn nhân của đợt siêu nắng nóng tại Anh. Hiện tượng này về lâu dài sẽ ảnh hưởng đến sinh mạng của nhiều loài, làm thay đổi hệ sinh thái tự nhiên.

Đăng ngày: 28/07/2022
Đây là những quốc gia không có con sông nào

Đây là những quốc gia không có con sông nào

Các quốc gia không có sông thường nằm ở vùng sa mạc, nơi lượng mưa và nguồn nước thưa thớt; diện tích quá nhỏ hoặc chỉ có dòng nước theo mùa.

Đăng ngày: 28/07/2022
Nông dân Anh ngăn bức tường lửa khổng lồ bằng cách thông minh

Nông dân Anh ngăn bức tường lửa khổng lồ bằng cách thông minh

Một nông dân ở Anh tự mình chống lại đám cháy lớn bằng cách cày xới cánh đồng để tạo ra một chiến hào ngăn bức tường lửa khổng lồ tràn vào nhà.

Đăng ngày: 27/07/2022
Tiêu điểm
Khoa Học News