Núi lửa phun trào tạo ra hòn đảo mới

Vụ phun trào núi lửa dưới đáy biển ở phía nam Thái Bình Dương nhấn chìm một hòn đảo và tạo ra hòn đảo khác lớn gấp ba lần.

Núi lửa phun trào tạo ra hòn đảo mới
Ảnh chụp vệ tinh vào thời điểm núi lửa phun trào. (Ảnh: Guardian).

Theo báo cáo của các nhà địa chất hôm 7/11, hòn đảo mới ước tính trải dài 400m và rộng 100m, cách đảo Lateiki (cũ) bị nhấn chìm khoảng 120m về phía tây. Nó nằm giữa Kao và Late, thuộc nhóm đảo Ha’apai ở phía bắc Tonga.

Chuyên gia Taaniela Kula từ Dịch vụ Địa chất Tonga cho biết biến động địa chất này là kết quả sau 18 ngày phun trào dung nham liên tục của một khe nứt núi lửa dưới đáy biển từ giữa tháng 10. Hòn đảo, được gọi là Lateiki mới, nằm trong Vành đai lửa Thái Bình Dương, khu vực thường xuyên xảy ra các vụ phun trào núi lửa và chịu trách nhiệm cho 90% số trận động đất trên thế giới. 

Núi lửa phun trào tạo ra hòn đảo mới
Vị trí quốc đảo Tonga. (Ảnh: Al Jazeera).

Hầu hết các hòn đảo hình thành từ dung nham và tàn tro núi lửa thường chỉ tồn tại trong một thời gian ngắn do cấu trúc thiếu ổn định và dễ bị ăn mòn. Tuy nhiên, một số trường hợp đặc biệt có thể kéo dài từ vài năm đến hàng chục năm, thậm chí tồn tại vĩnh viễn.

Cuối năm 2014, một vụ phun trào núi lửa dưới đáy biển cũng tạo ra hòn đảo lớn ở Tonga. Ban đầu, các chuyên gia dự đoán nó chỉ tồn tại trong vài tháng nhưng đến nay, sau gần 6 năm, hòn đảo vẫn đứng vững và trở thành nơi cư trú của nhiều loài chim với hệ thực vật phong phú.

Loading...
TIN CŨ HƠN
11.000 nhà khoa học cảnh báo tình trạng khẩn cấp khí hậu toàn cầu

11.000 nhà khoa học cảnh báo tình trạng khẩn cấp khí hậu toàn cầu

Hơn 11.000 nhà khoa học cảnh báo rằng Trái Đất đang đối mặt với "nỗi đau không tưởng tượng được" vì khủng hoảng khí hậu và cần các biện pháp khẩn cấp để đối phó tình trạng này.

Đăng ngày: 08/11/2019
Hàng nghìn quả cầu băng phủ kín bờ biển Phần Lan

Hàng nghìn quả cầu băng phủ kín bờ biển Phần Lan

Những quả cầu băng phủ kín bãi biển, tạo bất ngờ thú vị cho những khách dũng cảm không quản cái lạnh để tới thăm đảo Hailuoto, Phần Lan.

Đăng ngày: 08/11/2019
Hiện tượng hiếm gặp: Nam Cực mưa phùn dai dẳng ở nhiệt độ dưới 0

Hiện tượng hiếm gặp: Nam Cực mưa phùn dai dẳng ở nhiệt độ dưới 0

Thường thì khi nhiệt độ xuống dưới mức đóng băng, thay vì mưa thì băng tuyết sẽ rơi. Tuy nhiên, lần đầu tiên ở Nam Cực, các nhà khoa học đã ghi nhận được mưa phùn dai dẳng ở nhiệt độ dưới mức đóng băng.

Đăng ngày: 08/11/2019
Vì sao bão số 6 liên tục mạnh lên, di chuyển khó lường?

Vì sao bão số 6 liên tục mạnh lên, di chuyển khó lường?

Sau hơn 2 ngày mạnh lên từ áp thấp nhiệt đới trên Biển Đông, bão số 6 (Nakri) được dự báo chuyển hướng, tiến gần đất liền với sức gió mạnh cấp 10-11, giật cấp 14 và có thể đạt cường độ mạnh nhất lên cấp 12, giật cấp 15.

Đăng ngày: 08/11/2019
Siêu bão “quái vật“ Hạ Long đập tan kỷ lục bão mạnh nhất trên thế giới

Siêu bão “quái vật“ Hạ Long đập tan kỷ lục bão mạnh nhất trên thế giới

Siêu bão Hạ Long đang gia tăng sức mạnh nhanh chóng ở vùng biển Tây Thái Bình Dương, với hình ảnh vệ tinh ghi nhận sức gió 305 km/giờ.

Đăng ngày: 07/11/2019
Nakri có thể là bão mạnh nhất từ đầu năm ở biển Đông

Nakri có thể là bão mạnh nhất từ đầu năm ở biển Đông

Không khí lạnh kết hợp bão tạo ra gió Đông Bắc rất mạnh ở rìa phía Bắc bão Nakri, khiến bão tăng cấp nhanh khi đổi hướng, có thể lên cấp 12.

Đăng ngày: 07/11/2019
Áp thấp nhiệt đới mạnh lên thành bão số 6, cơn bão Nakri

Áp thấp nhiệt đới mạnh lên thành bão số 6, cơn bão Nakri

Hồi 04 giờ ngày 06/11, vị trí tâm bão ở vào khoảng 13,5 độ Vĩ Bắc; 116,2 độ Kinh Đông, cách đảo Song Tử Tây (quần đảo Trường Sa) khoảng 310km về phía Bắc Đông Bắc.

Đăng ngày: 06/11/2019
Tiêu điểm
Khoa Học News