Núi lửa trẻ nhất Iceland phun ra lốc xoáy

Lốc xoáy cuộn tròn phía trên núi lửa Litli-Hrútur mới hình thành là kết quả từ yếu tố khí tượng và địa chất.

Những tiếng ầm lớn phát ra từ khu vực phun trào trên bán đảo Reykjanes, theo báo cáo hôm 27/7 của Cơ quan Khí tượng Iceland, chứng tỏ những túi khí methane mắc kẹt trong dòng dung nham đang phát nổ. Ngọn núi lửa trẻ nhất trên Trái đất gây ra lốc xoáy cuồn cuộn vươn cao lên bầu trời.


Lốc xoáy xoay tròn bên miệng núi lửa Litli-Hrútur. (Video: Martin Sanchez)

Núi lửa Litli-Hrútur sinh ra qua một khe nứt trên mặt đất hôm 10/7 và liên tục phun ra những dòng sông dung nham từ sau đó. Khi dung nham chảy qua khu vực có thực vật, khí methane được tạo ra khi thực vật không cháy rụi hoàn toàn. Khí gas sau đó tích tụ trong những hốc rỗng ở dung nham. Các túi khí methane trộn lẫn với oxy hình thành một hỗn hợp khí dễ cháy. Vụ nổ xảy ra khi tàn lửa bén vào túi khí. Nhà chức trách cảnh báo đây là một nguy cơ đối với bất cứ ai tới quá gần dòng dung nham.

Lốc xoáy hình thành bên trên Litli-Hrútur do các yếu tố khí tượng và địa chất kết hợp. Nhiệt lượng cực lớn từ đá nóng chảy phun ra từ miệng hố làm nóng không khí ở ngay phía trên, khiến không khí loãng hơn và bốc lên cao. Trong điều kiện gió thích hợp, cột khí nóng này xoay tròn tạo ra lốc xoáy. Theo David Smart, nhà nghiên cứu lốc xoáy và bão ở Trung tâm Hazard của Đại học London, chưa rõ lốc xoáy hình thành từ mảnh vỡ núi lửa siêu nóng lơ lửng bên trên mạch phun hay từ sức nóng của dòng dung nham.

Núi lửa trẻ nhất Iceland phun ra lốc xoáy
Lốc xoáy hình thành do các yếu tố khí tượng và địa chất kết hợp.

"Đây là loại lốc xoáy đôi khi có thể gặp ở nơi có nguồn nhiệt mạnh trên mặt đất và không khí không ổn định ở độ cao dưới một kilomet hoặc quá gần mặt đất", Smart giải thích. Không khí được cho là kém ổn định khi nhiệt độ giảm nhanh chóng theo độ cao.

Núi lửa non trẻ vẫn chưa có dấu hiệu giảm hoạt động. Các nhà nghiên cứu gần đây phát hiện thay đổi trong hoạt động của mạch phun khiến miệng hố sụp đổ, làm dung nham tràn ra phía bắc và phía tây trong khi dòng chảy về phía nam đã chững lại.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Hàng loạt ô tô chìm trong biển nước, đường biến thành sông sau trận mưa lũ lớn ở Trung Quốc

Hàng loạt ô tô chìm trong biển nước, đường biến thành sông sau trận mưa lũ lớn ở Trung Quốc

Cơn bão Doksuri cùng cơn mưa lịch sử đã khiến người dân Bắc Kinh, Trung Quốc phải lao đao những ngày gần đây.

Đăng ngày: 03/08/2023
Mùa đông ở Nam Mỹ

Mùa đông ở Nam Mỹ "biến mất" vì El Nino

Nằm cách xa vùng mùa hè khắc nghiệt của Bắc bán cầu, các quốc gia Nam Mỹ vẫn hứng chịu những đợt nắng nóng kỷ lục dù đang ở giữa mùa đông.

Đăng ngày: 03/08/2023
Hoạt động của hang ngầm có thể gây hố sụt

Hoạt động của hang ngầm có thể gây hố sụt "tử thần"

Theo chuyên gia Viện Địa chất, hiện tượng sụt đất ở một số khu dân cư xảy ra do tầng phủ nằm trên đá cacbonat bị xói ngầm vào hang động các-tơ (Karst) nằm dưới.

Đăng ngày: 03/08/2023
Cháy rừng Canada thải ra hơn 1 tỷ tấn CO2

Cháy rừng Canada thải ra hơn 1 tỷ tấn CO2

Các đám cháy rừng, dữ dội hơn do ấm lên toàn cầu, hoành hành khắp Canada và lập kỷ lục thải hơn một tỷ tấn CO2 tính đến tháng 7.

Đăng ngày: 01/08/2023
Núi lửa mới nhất xuất hiện trên Trái đất

Núi lửa mới nhất xuất hiện trên Trái đất

Hình thành ở tây nam Iceland, miệng núi lửa mới xuất hiện cao hơn 30m và vẫn đang tiếp tục phát triển.

Đăng ngày: 31/07/2023
Nam Cực mất lượng băng biển bằng Argentina, thêm kỷ lục về khí hậu bị phá vỡ

Nam Cực mất lượng băng biển bằng Argentina, thêm kỷ lục về khí hậu bị phá vỡ

Trong khi Bắc bán cầu đang vật lộn dưới đợt nắng nóng kỷ lục vào mùa hè, thì ở phía Nam vẫn còn chìm đắm trong mùa đông, một kỷ lục khí hậu đáng sợ khác đang bị phá vỡ.

Đăng ngày: 31/07/2023
Tháng 7/2023 thiết lập kỷ lục tháng nóng nhất trong 120.000 năm qua

Tháng 7/2023 thiết lập kỷ lục tháng nóng nhất trong 120.000 năm qua

Nền nhiệt trong tháng 7 sẽ khắc nghiệt đến mức gần như chắc chắn phá vỡ các kỷ lục với một biên độ đáng kể.

Đăng ngày: 28/07/2023
Tiêu điểm
Khoa Học News