Núi lửa Triều Tiên có thể thức tỉnh, gây thảm họa diệt vong

Các chuyên gia cảnh báo một vụ phun trào có thể xảy ra ở núi lửa Paektu, Triều Tiên với sức tàn phá trên toàn cầu.

Các nhà khoa học cảnh báo nếu núi lửa Paektu, nằm trên biên giới giữa Triều Tiên và Trung Quốc, thức tỉnh, nó có thể tàn phá toàn thế giới, Express hôm 19/1 đưa tin.

Núi lửa Triều Tiên có thể thức tỉnh, gây thảm họa diệt vong
Một vụ phun trào lớn có thể xảy ra ở núi lửa Paektu, Triều Tiên. (Ảnh: James Hammond).

Một vụ phun trào lớn từng xảy ra ở núi lửa Paektu vào năm 946, làm xuất hiện lòng chảo đường kính 5km trên đỉnh núi. Nghiên cứu mới cho thấy nó có sức tàn phá lớn hơn so với dự đoán trước đây của các nhà khoa học.

"Vụ phun trào năm 946 đã đẩy 45 triệu tấn lưu huỳnh lên bầu khí quyển. Đây là một trong những vụ phun trào lớn nhất trong lịch sử", James Hammond, làm việc tại trường Đại học London, một trong số ít những người được tiếp cận địa điểm, cho biết.

Các nhà khoa học nhận định núi lửa Paektu có thể thức tỉnh. "Tôi cho rằng nguy cơ xảy ra một vụ phun trào ở đây là rất lớn", Stephen Grand, nhà địa chấn học làm việc tại Đại học Texas, nhận xét.

Nhiều chuyên gia trước đây cũng cảnh báo rung chấn từ các cuộc thử nghiệm vũ khí hạt nhân diễn ra gần đó có thể làm xáo trộn dung nham dưới bề mặt, kích hoạt một vụ phun trào mới.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Tại sao bầu trời có màu xanh?

Tại sao bầu trời có màu xanh?

Mỗi màu sắc tương ứng với 1 bước sóng, tần số và mang năng lượng khác nhau. Ánh sáng tím có bước sóng ngắn nhất trong dải quang phổ khả kiến. Điều này đồng nghĩa với việc tần số và năng lượng của ánh sáng tím là cao nhất trong dải quang phổ khả kiến.

Đăng ngày: 13/06/2018
Vì sao có hiện tượng lên xuống của thủy triều?

Vì sao có hiện tượng lên xuống của thủy triều?

Nước biển được giữ lại trên Trái đất là nhờ lực hấp dẫn, Mặt trăng và Mặt trời cũng có lực hấp dẫn đối với trái đất. Đặc biệt, Mặt trăng hút một khối lượng nước trên bề mặt đại dương.

Đăng ngày: 25/03/2018
Công bố phương pháp có thể dọn sạch phóng xạ ở Fukushima

Công bố phương pháp có thể dọn sạch phóng xạ ở Fukushima

Một nhóm các nhà khoa học vừa công bố phương pháp mới đầy hứa hẹn có thể dọn sạch những tàn dư phóng xạ ở Fukushima sau vụ thảm họa hạt nhân năm 2011.

Đăng ngày: 23/01/2017
Tuyết rơi giữa mùa hè ở New Zealand

Tuyết rơi giữa mùa hè ở New Zealand

Du khách tại một khu nghỉ mát ở New Zealand đã rất sửng sốt khi chứng kiến khung trời trắng xóa tuyết ngay giữa mùa hè.

Đăng ngày: 23/01/2017
Nguồn gốc màu sắc rực rỡ như cầu vồng của núi thiêng ở Peru

Nguồn gốc màu sắc rực rỡ như cầu vồng của núi thiêng ở Peru

Ngọn núi Ausangate, Peru với nhiều dải màu rực rỡ là một trong những kỳ quan tự nhiên đẹp nhất thế giới.

Đăng ngày: 23/01/2017
Con sông tử thần nơi cá sấu lúc nhúc rình đoạt mạng người

Con sông tử thần nơi cá sấu lúc nhúc rình đoạt mạng người

Khúc sông East Alligator có con đường ngập nước nối hai bờ sông là nơi sinh sản nổi tiếng của cá sấu nước mặn và một trong những vùng nước nguy hiểm nhất ở Australia.

Đăng ngày: 22/01/2017
8 hiện tượng thiên nhiên tuyệt đẹp chỉ có ở Australia

8 hiện tượng thiên nhiên tuyệt đẹp chỉ có ở Australia

Châu Đại dương không chỉ đẹp tuyệt vời bởi khung cảnh thiên nhiên hoang dã, nơi đây còn xuất hiện nhiều hiện tượng tự nhiên vô cùng kỳ thú.

Đăng ngày: 21/01/2017
Tiêu điểm
Khoa Học News