Nước biển có thể dâng thêm 6m trong tương lai
Trong nghiên cứu mới công bố, các nhà khoa học dự đoán nước biển có thể sẽ dâng thêm đến 6m trong tương lai, đe dọa nhiều thành phố lớn trên thế giới. Thậm chí, thảm họa vẫn xảy ra bất kể việc chính phủ các nước có nỗ lực ngăn chặn sự nóng lên toàn cầu, theo Reuters.
Dự đoán nước biển có thể dâng thêm 6m
Nghiên cứu được một nhóm các nhà khoa học quốc tế do Mỹ dẫn đầu thực hiện, được công bố hôm 9.7.
Các thành phố lớn như Bắc Kinh (Trung Quốc), London (Anh) và những hòn đảo thấp ở vùng nhiệt đới đều bị đe dọa.
Trái đất nóng lên sẽ làm tan chảy những khối băng ở đảo Greenland và vùng Nam Cực. Điều này vẫn xảy ra ngay cả khi chính phủ các nước nỗ lực cắt giảm khí thải nhà kính để hạn chế tình trạng nóng lên toàn cầu.
Một chú chim cánh cụt đứng trên tảng băng đang tan ở Nam Cực - (Ảnh: Reuters)
Tuy nhiên, mực nước biển có thể phải mất nhiều thế kỷ mới dâng thêm 6m, tác giả chính của nghiên cứu - nhà khoa học Andrea Dutton, thuộc Đại học Florida (Mỹ) - cho biết.
Mức độ carbon dioxide trong khí quyển hiện nay tương đương với cách đây 3 triệu năm. Lúc đó, nước biển cao hơn 6m so với bây giờ, Reuters dẫn lời Anders Carlson, đồng tác giả và là nhà địa chất tại trường Đại học bang Oregon (Mỹ) cho hay.
Nghiên cứu mới cũng cho rằng cách đây 400.000 năm, nước biển cao hơn hiện giờ khoảng 6 đến 13m. Nhiệt độ lúc đó cao hơn bây giờ khoảng 1oC.
Hồi năm 2013, các nhà khoa học của Liên Hiệp Quốc dự đoán sự nóng lên toàn cầu có thể đẩy mực nước biển cao thêm 26 đến 82cm vào cuối thế kỷ 21.

Vì sao nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa?
Khí hậu nước ta rất độc đáo: khí hậu nóng nhưng không khô hạn như Tây Nam Á, Bắc Phi. Nóng ẩm nhưng không nóng ẩm quanh năm như các quần đảo ở Đông Nam Á.

Sự thật về những chiếc cốc giấy dùng 1 lần
Các loại cốc giấy dùng 1 lần đang được rất nhiều người ưa dùng vì tính tiện dụng và nhanh gọn. Song sự thật về chúng không phải ai cũng biết.

6 hiện tượng thiên nhiên tuyệt đẹp chỉ có vào mùa đông
Sấm tuyết, hoa sương đá, sương băng cứng... là những hiện tượng thiên nhiên kỳ thú đến không ngờ.

Ngày xưa ông cha ta tránh bão như thế nào?
Do không có phương tiện dự báo thời tiết nên cha ông ta nhận biết dấu hiệu của bão bằng cách quan sát tự nhiên.

Lý giải hiện tượng cầu vồng trắng
Cầu vồng trắng được tạo ra khi ánh sáng Mặt Trời chiếu vào những giọt nước nhỏ trong lớp sương mù ở góc độ phù hợp.

Tại sao bão ở Việt Nam lại hay vào miền Trung?
Dân gian có câu "Ông tha mà bà không tha/ Làm nên lũ lụt hai ba tháng mười”, để nhắc nhở, cảnh báo mùa lũ ở các tỉnh từ Thanh Hóa đổ vào thường xảy ra đầu tháng 7 đến tháng 10 hàng năm.
