Nước biển đang dâng cao với tốc độ chưa từng thấy
Mực nước biển hiện nay không chỉ dâng lên. Nó đang tăng tốc nữa.
Đến giờ thì có lẽ ai cũng nắm được việc mực nước biển hiện tại đang dâng lên do quá trình biến đổi khí hậu toàn cầu.
Thế nhưng, các chuyên gia mới đây đã chính thức xác nhận một thông tin còn đáng lo ngại hơn thế: nước biển đang dâng với một tốc độ ngày càng tăng.
Nước biển đang dâng với một tốc độ ngày càng tăng.
Kinh dị hơn nữa, sự thật đáng sợ này đã xảy ra suốt hơn 2 thập kỷ nay, nhưng loài người không hề biết đến. Nguyên do là vì những vụ phun trào núi lửa khủng khiếp trong giai đoạn này đã vô tình che giấu tất cả.
Ví dụ như vào tháng 6/1991, núi Pinatubo tại Philippines hoạt động, gây ra vụ phun trào có cường độ lớn thứ 2 thế kỷ.
Theo những gì ghi lại, vụ nổ đã thải ra tới 5km khối tro bụi, che phủ không gian trong bán kính 35km. 18 triệu tấn khí SO2 siêu độc hại được giải phóng vào tầng bình lưu, khiến nhiệt độ Trái đất giảm đi 0,5 độ C trong giai đoạn 1991 - 1993.
Nhưng thật trùng hợp, tất cả thảm họa trên đã diễn ra cùng lúc với sự kiện NASA và CNES (Trung tâm Nghiên cứu Vũ trụ Quốc gia Pháp) phóng vệ tinh TOPEX/Poseidon, có vai trò giám sát mực nước biển.
Và chẳng hiểu sao, mực nước biển từ giai đoạn này luôn tăng ở mức rất ổn định - khoảng 3,5mm/năm, trong khi băng giá hai cực lại tan chảy với tốc độ ngày càng nhanh.
Mực nước biển hóa ra đang dâng lên với tốc độ ngày càng nhanh hơn, có thể lên đến mức báo động đỏ.
Điều này đã khiến các nhà khoa học phải đau đầu suy nghĩ. Theo John Fasullo - nhà khí tượng từ Trung tâm khí tượng quốc gia Mỹ: "Chúng tôi theo dõi các chỉ số đo mực nước biển và cảm thấy thật đau đầu, vì tại sao các chỉ số lại không ghi nhận tốc độ dâng ngày càng tăng của mực nước biển?".
Để kiểm tra các dữ liệu này, Fasullo quyết định xây dựng 40 mô hình khí hậu, trong đó lần đầu tiên đưa sự kiện núi lửa phun trào làm một biến số.
Kết quả là gì? Là mực nước biển hóa ra đang dâng lên với tốc độ ngày càng nhanh hơn, có thể lên đến mức báo động đỏ.
Tốc độ dâng của mực nước biển sẽ ảnh hưởng đến dự đoán mực nước của chúng ta.
Và nghiên cứu này quan trọng như thế nào? Quan trọng là bởi tốc độ dâng của mực nước biển sẽ ảnh hưởng đến dự đoán mực nước của chúng ta.
Nếu tốc độ dâng thực tế nhanh hơn chúng ta nghĩ, đồng nghĩa với việc con người có thể chẳng kịp đưa ra giải pháp đối phó, để rồi hậu quả lại cực kỳ nghiêm trọng.
Nghiên cứu được công bố trên tạp chí Scientìic Reports.

Vì sao nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa?
Khí hậu nước ta rất độc đáo: khí hậu nóng nhưng không khô hạn như Tây Nam Á, Bắc Phi. Nóng ẩm nhưng không nóng ẩm quanh năm như các quần đảo ở Đông Nam Á.

Ngày xưa ông cha ta tránh bão như thế nào?
Do không có phương tiện dự báo thời tiết nên cha ông ta nhận biết dấu hiệu của bão bằng cách quan sát tự nhiên.

Lý giải hiện tượng cầu vồng trắng
Cầu vồng trắng được tạo ra khi ánh sáng Mặt Trời chiếu vào những giọt nước nhỏ trong lớp sương mù ở góc độ phù hợp.

Tại sao bão ở Việt Nam lại hay vào miền Trung?
Dân gian có câu "Ông tha mà bà không tha/ Làm nên lũ lụt hai ba tháng mười”, để nhắc nhở, cảnh báo mùa lũ ở các tỉnh từ Thanh Hóa đổ vào thường xảy ra đầu tháng 7 đến tháng 10 hàng năm.

Động đất là gì? Động đất được hình thành như thế nào?
Động đất là hiện tượng rung động đột ngột của vỏ Trái đất, mạnh hay yếu tuỳ từng trận (xác định bằng độ Richter).

Những nơi nóng nhất và lạnh nhất trên Trái Đất
Trạm Vostok, đảo Ellesmere, làng Oymyakon, thành phố Bangkok, thung lũng tử thần... là những địa dang nổi tiếng có nhiệt độ thấp và cao kỷ lục.
