Nước mặn sẽ nuôi sống con người trong tương lai
Trồng cây trong nước mặn sẽ trở thành giải pháp cần thiết trong nỗ lực đối phó với tình trạng khan hiếm lương thực và nước ngọt trên hành tinh.
![]() |
Cỏ samphire mọc ở các bờ biển và được dùng làm rau trong suốt hàng nghìn năm qua. Ảnh: onesite.com. |
“Nhiễm mặn là quá trình không thể đảo ngược. Chẳng sớm thì muộn loài người sẽ phải chấp nhận một thực tế rằng lượng muối trên hành tinh đang tăng dần”, giáo sư Jelte Rozema thuộc khoa Sinh thái, Đại học Amsterdam (Hà Lan), phát biểu.
Giới khoa học khẳng định chúng ta sẽ phải tận dụng các vùng đất, vùng nước nhiễm mặn để trồng cây lương thực trong tương lai. Độ mặn của đất nông nghiệp chạy theo đà tăng của nước biển, song những loại cây sống được trong môi trường mặn cũng là nguồn cung cấp lương thực đáng kể.
Trong tương lai, nông dân có thể trồng cây ở các vùng nước lợ hoặc gần các cửa sông – nơi nước mặn và nước ngọt gặp nhau. Chi phí để đưa nước ngọt vào các đồng ruộng ngày càng tăng và tình trạng ấy có thể buộc nông dân lựa chọn nước mặn vào một ngày nào đó.
Nhiều chuyên gia nông nghiệp cho rằng cách tốt nhất là thuần hóa các cây hoang dại chịu mặn rồi lai giống để chúng có năng suất cao hơn. “Khả năng chịu mặn của thực vật hoang dại không hề suy giảm trong quá trình thuần hóa”,giáo sư Rozema cho biết.
Một số loại cây như cải biển xoăn, cỏ saphire (mọc dọc bờ biển ở nhiều quốc gia) được con người sử dụng làm thức ăn trong hàng nghìn năm qua. Nhưng mãi tới gần đây các nhà khoa học mới coi chúng là nguồn thay thế cho những loại rau truyền thống.
Tại Hà Lan, nhiều trạng trại đang trồng cải biển xoăn với quy mô lớn và hàng triệu người đã mua chúng để làm rau xanh trong bữa ăn. Các chuyên gia lai giống cây cũng cần chú ý tới những thực vật truyền thống nhưng có khả năng chịu mặn, như cải đường. Hơn 30 năm qua, giới khoa học cũng đã tiến hành nhiều thử nghiệm để tăng khả năng chịu mặn cho các loại cây ngũ cốc như lúa, ngô, đậu.
Loading...
TIN CŨ HƠN

Vì sao nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa?
Khí hậu nước ta rất độc đáo: khí hậu nóng nhưng không khô hạn như Tây Nam Á, Bắc Phi. Nóng ẩm nhưng không nóng ẩm quanh năm như các quần đảo ở Đông Nam Á.
Đăng ngày: 09/05/2025

6 hiện tượng thiên nhiên tuyệt đẹp chỉ có vào mùa đông
Sấm tuyết, hoa sương đá, sương băng cứng... là những hiện tượng thiên nhiên kỳ thú đến không ngờ.
Đăng ngày: 08/05/2025

Ngày xưa ông cha ta tránh bão như thế nào?
Do không có phương tiện dự báo thời tiết nên cha ông ta nhận biết dấu hiệu của bão bằng cách quan sát tự nhiên.
Đăng ngày: 03/05/2025

7 điều ít biết về cầu vồng
Hai người cùng quan sát không thể nhìn thấy sắc màu giống nhau từ cùng một chiếc cầu vồng hay có thể dùng kính phân cực để làm "cầu vồng" biến mất, là hai trong số nhiều điều thú vị về hiện tượng thiên nhiên đẹp mắt này.
Đăng ngày: 29/04/2025

Lý giải hiện tượng cầu vồng trắng
Cầu vồng trắng được tạo ra khi ánh sáng Mặt Trời chiếu vào những giọt nước nhỏ trong lớp sương mù ở góc độ phù hợp.
Đăng ngày: 27/04/2025

Ol Doinyo Lengai - Ngọn núi lửa độc đáo nhất thế giới
Không có những đợt phun trào đỏ ngầu dung nham, ngọn núi lửa Ol Doinyo Lengai ở châu Phi lại tuôn trào dòng nham thạch đen ấn tượng.
Đăng ngày: 27/04/2025

Tại sao bão ở Việt Nam lại hay vào miền Trung?
Dân gian có câu "Ông tha mà bà không tha/ Làm nên lũ lụt hai ba tháng mười”, để nhắc nhở, cảnh báo mùa lũ ở các tỉnh từ Thanh Hóa đổ vào thường xảy ra đầu tháng 7 đến tháng 10 hàng năm.
Đăng ngày: 26/04/2025
Tiêu điểm