Phát hiện siêu Trái đất màu đỏ có thể sống được và gần chúng ta

Quanh một ngôi sao lùn đỏ mờ có tên Ross 508 cách chúng ta chỉ 36,5 ánh sáng, các nhà khoa học vừa tìm thấy thứ có thể là bản sao phóng to của Trái đất: Siêu Trái đất Ross 508 b.

Nghiên cứu mới từ nhà thiên văn học Hiroki Harakawa từ nhóm điều hành Kính viễn vọng Subaru (đặt tại Hawaii - Mỹ) của Đài quan sát thiên văn Quốc gia Nhật Bản (NAOJ) cho thấy Ross 508 b là một hành tinh đầy hứa hẹn cho cuộc săn tìm sự sống.

Phát hiện siêu Trái đất màu đỏ có thể sống được và gần chúng ta
Ảnh đồ họa mô tả siêu Trái đất màu đỏ thẫm vừa được phát hiện - (Ảnh: SMM/IAC)

Đó là một hành tinh có khối lượng gấp 4 lần Trái đất, quay quanh ngôi sao mẹ màu đỏ thẫm 10,75 ngày/lần. Đó là một quỹ đạo vô cùng hẹp so với Trái đất, nhưng vì Ross 508 là một ngôi sao lùn đỏ mát hơn Mặt Trời nhiều, nên vô tình khoảng cách gần đó khiến hành tinh nằm ngay cạnh rìa ngoài của "vùng sự sống".

"Vùng sự sống" - Goldilocks - của một ngôi sao là một vùng nơi mà các điều kiện nhiệt độ, bức xạ phù hợp để nước ở trạng thái lỏng và sự sống có cơ hội phát sinh. Nhưng vùng này cũng mang tính chất tương đối.

Vùng sự sống của Hệ Mặt trời có sao Kim, Trái đất và sao Hỏa nằm bên trong, nhưng 2 hành tinh gần chúng ta có vẻ khó lòng có sự sống hiện đại, trong khi một số mặt trăng của Sao Mộc, Sao Thổ như Europa, Enceladus nằm ngoài vùng sự sống thì lại có thể... đang có sự sống, theo các nghiên cứu từ NASA.

Theo Science Alert, nghiên cứu mới cho thấy Ross 508 b là một ứng cử viên tốt, nhất là khi các phép đo cho thấy bức xạ nó nhận được từ sao mẹ chỉ khoảng 1,4 lần bức xạ mà Trái đất nhận từ Mặt Trời - một mức vẫn chấp nhận được với sự sống, ngay cả các dạng sống thông thường trên Trái đất, nhất là nếu nó được bảo vệ bởi một bầu khí quyển phù hợp.

Cách đây vài năm, Ross 508 b đã được quan sát lần đầu cũng bởi Kính viễn vọng Subaru, với các dấu hiệu cho thấy nó là một siêu Trái đất. Tuy nhiên lúc đó khả năng sống được của nó bị bỏ qua, bởi các nhà khoa học nghĩ rằng một thế giới nhỏ hơn, kích cỡ như Trái đất sẽ dễ sống hơn.

Nghiên cứu mới của tiến sĩ Harakawa đã được công bố trực tuyến trên arXiv và chuẩn bị xuất bản chính thức trong số tới của tạp chí khoa học Publications of the Astronomical Society of Japan.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Hôm nay, 2 hành tinh

Hôm nay, 2 hành tinh "hợp nhất" trên bầu trời

(NLĐO) - Vào giai đoạn đỉnh của sự kiện hành tinh hợp nhất, chúng chỉ lệch nhau khoảng nửa độ.

Đăng ngày: 30/05/2022
Cánh buồm mặt trời

Cánh buồm mặt trời "bẻ cong" ánh sáng để bay trong vũ trụ

Các nhà nghiên cứu đang phát triển thiết kế cánh buồm mặt trời mới giúp tàu vũ trụ di chuyển trong không gian mà không cần nhiên liệu.

Đăng ngày: 30/05/2022
NASA đưa men bia lên không gian để làm gì?

NASA đưa men bia lên không gian để làm gì?

Theo kế hoạch, NASA sẽ đưa 2 chủng men bia lên vệ tinh mini CubeSat để đi cùng sứ mệnh lên Mặt trăng - Artemis 1. Họ muốn làm gì?

Đăng ngày: 28/05/2022
Nhóm học giả Trung Quốc kiến nghị tiêu diệt Starlink của Elon Musk

Nhóm học giả Trung Quốc kiến nghị tiêu diệt Starlink của Elon Musk

Các nhà nghiên cứu Trung Quốc vừa đề xuất nước này cần tiêu diệt các vệ tinh Starlink của tỷ phú Elon Musk.

Đăng ngày: 28/05/2022
Con người có thể trở thành loài người liên hành tinh trong vòng 200 năm nữa

Con người có thể trở thành loài người liên hành tinh trong vòng 200 năm nữa

Một nghiên cứu mới cho biết, hoặc là chúng ta phát triển công nghệ để khai thác an toàn năng lượng cần thiết để thoát khỏi hành tinh của chúng ta, hoặc chúng ta tự giết mình trong một trận đại hồng thủy nào đó.

Đăng ngày: 27/05/2022
Lo ngại thảm họa biến đổi khí hậu, các nhà khoa học muốn lưu trữ tri thức toàn nhân loại trên núi lửa Mặt trăng

Lo ngại thảm họa biến đổi khí hậu, các nhà khoa học muốn lưu trữ tri thức toàn nhân loại trên núi lửa Mặt trăng

Các nhà khoa học lo ngại rằng, các thảm họa thiên tai cũng như chiến tranh có thể phá hủy mọi kho lưu trữ tri thức nhân loại trên Trái đất.

Đăng ngày: 26/05/2022
Việt Nam vay gần 19 tỷ yên để chế tạo, vận hành vệ tinh quan sát Trái đất

Việt Nam vay gần 19 tỷ yên để chế tạo, vận hành vệ tinh quan sát Trái đất

Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản ngày 25/5 cho biết ngày 23/5 đã ký với Chính phủ Việt Nam Hiệp định vốn vay ODA trị giá 18.871 triệu yên (gần 19 tỷ yên) cho Dự án Phòng chống thiên tai và biến đổi khí hậu sử dụng vệ tinh quan sát Trái đất.

Đăng ngày: 26/05/2022
Tiêu điểm
Khoa Học News