Nước nào cũng sợ Zika nhưng người Nga thì không, họ sợ cúm hơn

Thông tin về virus Zika đang lan truyền rộng rãi trên internet và các phương tiện truyền thông khiến hàng triệu người hoảng loạn.

Người dân Nga cũng không ngoại lệ, thay vì tìm đến bác sỹ để được tư vấn thì nhiều người lại chạy đi mua tân dược hoặc tiêm thuốc theo những lời khuyên trên Internet. Thế nhưng theo lời các chuyên gia y tế Nga thì dịch Zika lại không đáng ngại. Vậy lý do là gì?

Người Nga không cần sợ hãi Zika

Tổ chức y tế thế giới WHO thông báo: virus gây ra dịch Zika là mối đe dọa trên quy mô quốc tế. Theo các chuyên gia, cơn sốt nhanh chóng tấn công các quốc gia miền Trung và Nam Mỹ. Loại virus này gây ra các đột biến di truyền nguy hiểm bất thường về thần kinh. Phụ nữ mang thai là đối tượng đặc biệt dễ bị tổn thương nhất của loại virus này.

Nước nào cũng sợ Zika nhưng người Nga thì không, họ sợ cúm hơn
Virus Zika không gây ảnh hưởng lớn ở người trưởng thành nhưng đặc biệt nguy hiểm với phụ nữ mang thai vì có khả năng gây teo não ở trẻ.

Người đứng đầu Bộ Y tế Nga, bà Veronika Skvortsova cho biết: các nhà virus học Nga đã bắt tay vào việc phát triển vắc-xin chống lại virus Zika. Tuy nhiên, bản thân loại virus loại này khó có thể bùng phát tại nước Nga.

"Đối với chúng tôi, virus Zika là không có gì quá khủng khiếp. Ít nhất là đối với thành phố St. Petersburg thì chắc chắn là thế. Chúng tôi không có loại vật truyền nhiễm trung gian để lây lan virus – loài muỗi Ai Cập mang bệnh chỉ sống được ở nhiệt độ khoảng 25 độ C nên chúng không tồn tại được ở khí hậu lạnh của nước Nga. Nếu có người bị nhiễm Zika đến Nga thì người đó ở đây sẽ chỉ bị ốm chứ khó lòng truyền bệnh cho bất cứ ai" - Yuri Lobzin, giám đốc "Viện nghiên cứu về các bệnh lây nhiễm trẻ em" của cơ quan y tế và sinh học của Liên bang Nga phát biểu.

Mặc dù vậy, Bộ Y tế Nga vẫn đang nghiên cứu phát triển một loại vắc xin chống Zika và chuẩn bị đầy đủ nếu có biến cố phát sinh.

Virus là một yếu tố tự nhiên

Phó thống đốc thành phố, bà Olga Kazanskaya cho biết: hiện đại dịch cúm ở St. Petersburg mới đáng lo, và nó đang ở đỉnh điểm nguy hiểm. Mỗi ngày, các nhân viên y tế phải theo dõi và chăm sóc cho khoảng 12.000 người có triệu chứng cúm, 80% trong đó nhiều khả năng nhiễm virus H1N1.

Nước nào cũng sợ Zika nhưng người Nga thì không, họ sợ cúm hơn
Một phụ nữ đang đọc hướng dẫn phòng tránh bệnh cúm.

Để ngăn ngừa, các trường tiểu học tại Saint Petersburg sẽ đóng cửa trong vòng 2 tuần kể từ ngày 1/2 tới. Thậm chí một số bậc cha mẹ đã cho con nghỉ học trước mà không chờ thông báo.

Dự báo rằng dịch cúm sẽ vẫn giữ mức cao trong hai tuần nữa rồi mới bắt đầu giảm.

"Virus - là một yếu tố tự nhiên và mang tính chất riêng của mình. Chúng ta không thể thoát khỏi nó. Do đó, những gì chúng tôi có thể làm là giảm số trường hợp bị nhiễm bằng tất cả các biện pháp cách ly. Nhưng thay đổi logic phát triển của virus thì không thể vì đó đó là do mẹ thiên nhiên sinh ra như vậy" - bà Olga Kazanskaya phát biểu.

Giới chức y tế Nga cam kết sẽ cung ứng cho các quầy dược phẩm khoảng 100.000 khẩu trang y tế cùng thuốc phòng và điều trị cúm, nhằm đáp ứng nhu cầu đang gia tăng đột biến.

Nước nào cũng sợ Zika nhưng người Nga thì không, họ sợ cúm hơn
Người Nga đeo khẩu trang mọi lúc, mọi nơi - đặc biệt là trên các phương tiện công cộng.

Virus cúm H1N1 gây ra bệnh nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính, có khả năng lây nhiễm rất cao qua đường hô hấp, qua nước bọt hay dịch tiết mũi họng khi người bệnh ho, hắt hơi, hoặc qua tiếp xúc với một số đồ vật có virus. Người mang virus cúm H1N1 có khả năng truyền virus cho những người xung quanh trong thời gian 1 ngày trước tới 7 ngày sau khi phát triệu chứng của bệnh.

Bệnh có biểu hiện sốt trên 38 độ C, ho, đau họng, sổ mũi, đau đầu, đau cơ, mệt mỏi. Một số trường hợp nặng có thể bị suy hô hấp và dẫn đến tử vong. Virus cúm H1N1 có thể sống được đến 4 ngày trong môi trường nước ở nhiệt độ khoảng 22 độ C và sống đến 30 ngày ở nhiệt độ 0 độ C.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Những người không nên ăn bánh chưng trong những ngày Tết

Những người không nên ăn bánh chưng trong những ngày Tết

Bánh chưng là thực phẩm không thể thiếu trong những ngày Tết cổ truyền tại Việt Nam. Đây là loại thức ăn có nhiều chất dinh dưỡng nhưng không phải ai cũng nên ăn món này.

Đăng ngày: 28/01/2019
Ăn bánh chưng bị mốc dễ nhiễm độc tố gây ung thư

Ăn bánh chưng bị mốc dễ nhiễm độc tố gây ung thư

Nhiều người có thói quen gọt bỏ phần ngoài mốc trước khi chiên ăn mà không biết rằng thực phẩm mốc sinh ra độc tố aflatoxin có thể gây ung thư.

Đăng ngày: 28/01/2019
Cách bảo quản bánh chưng ngày Tết thơm ngon

Cách bảo quản bánh chưng ngày Tết thơm ngon

Bánh chưng là món ăn ngon truyền thống, tương đối cân bằng các nhóm thực phẩm (glucid, protein, lipid) và giàu dinh dưỡng.

Đăng ngày: 28/01/2019
Nghe nhạc trong lúc làm việc giúp khai thông tâm trí, mở mang sáng tạo?

Nghe nhạc trong lúc làm việc giúp khai thông tâm trí, mở mang sáng tạo?

Theo Futurism, nhiều người thường cảm nhận âm nhạc giống như một chất xúc tác tuyệt vời cho tâm trạng khi làm việc.

Đăng ngày: 24/10/2018
Lợi ích của nước ép thơm, dứa, khóm

Lợi ích của nước ép thơm, dứa, khóm

Dứa, thơm, khóm có đặc tính kháng viêm, chữa lành vết bầm tím và làm giảm đau viêm khớp. Nó cũng hỗ trợ rất tốt cho việc tiêu hóa.

Đăng ngày: 18/10/2018
Cảnh giác với vật dụng làm từ nhựa đen: Chúng có thể là rác điện tử tái chế chứa kim loại nặng

Cảnh giác với vật dụng làm từ nhựa đen: Chúng có thể là rác điện tử tái chế chứa kim loại nặng

Liệu các chất độc hại trong rác thải điện tử có len lỏi vào thực phẩm, hay được hấp thụ qua da để vào cơ thể con người hay không?

Đăng ngày: 22/07/2018
Chữa lành tổn thương tim ở trẻ sơ sinh nhờ cấy ghép ty lạp thể

Chữa lành tổn thương tim ở trẻ sơ sinh nhờ cấy ghép ty lạp thể

Công nghệ mới do các bác sĩ tại Bệnh viện nhi Boston phát triển, hứa hẹn sẽ đem đến cơ hội sống bình thường, khỏe mạnh cho rất nhiều trẻ sơ sinh bị tổn thương tim.

Đăng ngày: 22/07/2018
Tiêu điểm
Khoa Học News