Nuôi dưỡng thành công tai người trên cơ thể chuột
Lần đầu tiên trong lịch sử, các nhà khoa học Nhật Bản đã có thể sử dụng phương pháp tế bào gốc phát triển thành công tai người trên lưng của một con chuột.
Các nhà khoa học đến từ trường đại học Tokyo và Kyoto ở Nhật Bản cho biết, thành quả thử nghiệm trên đã mở ra một hướng đi mới cho nền y học thế giới. Từ ứng dụng của thử nghiệm, các nhà khoa học hy vọng có thể phát triển tai người phục vụ cho nhiều trường hợp bị biến dạng khuông mặt trong các trận chiến hoặc tai nạn, đặc biệt giúp cho những người bị dị tật không có tai khi sinh ra.
Bộ phận tai được nuôi cấy thành công sẽ trở thành một cơ thể sống.
Tại Mỹ, cứ khoảng 10.000 đứa trẻ ra đời lại có khoảng từ 1-5 đứa trẻ bị dị tật tai hoặc thậm chí không có tai.
Theo DailyMail, bộ phận tai được nuôi cấy thành công sẽ trở thành một cơ thể sống. Các nhà khoa học cho biết, họ đã sử dụng các tế bào gốc của con người - tế bảo chủ để biến chúng thành những tế bào sụn. Tế bào sụn trong phòng thí nghiệm sau đó sẽ có hình thù như một quả bóng nhỏ và được đặt vào trong ống nhựa có dạng như tai người.
Để phát triển bộ phận tai, các nhà khoa học đã cấy ống nghiệm vào dưới da của một con chuột sống. Sau hơn hai tháng được nuôi cấy và phát triển, các ống tai đã dần được làm quen với cơ thể chuột và phát triển dài khoảng 5cm. Tuy nhiên đây không phải là lần đầu tiên các nhà nghiên cứu phát triển bộ phận tai trên lưng của một con chuột.
Hồi năm 2013, một nhóm nghiên cứu thuộc bệnh viện Massachusetts ở Boston, Mỹ đã sử dụng collagen của loài bò và các tế bào từ loài cừu để phát triển bộ phận tai trên khung dây titan có hình dạng như một phần của cơ thể con người.
Đây chắc chắn là một tiến bộ lớn trong lịch sử nếu như nhân rộng thành công và an toàn.
Kỹ thuật cấy ghép này hiện đang được khai thác để phát triển các bộ phận cơ thể khác nhau bao gồm mũi và khí quản. Trước đó, các kỹ thuật y khoa đều sử dụng bộ phận cấy từ xương sườn của bệnh nhân gây nên nhiều phiền toái và tốn kém không đáng có.
Các nhà nghiên cứu Nhật Bản đang hy vọng sẽ tiến hành thử nghiệm lâm sàng trong khoảng 5 năm tới. Đây chắc chắn sẽ là một tiến bộ lớn trong lịch sử nhân loại nếu được nhân rộng thành công và đạt độ an toàn gần như tuyệt đối.

Nhiễm "hơi lạnh" đám ma sẽ dễ mang bệnh?
Rất nhiều người kiêng đi đám ma khi cơ thể yếu, đặc biệt là trẻ nhỏ, người già yếu, phụ nữ có thai vì sợ nhiễm hơi lạnh từ người chết sẽ sinh bệnh.

Cách xử trí khi bị chuột rút
Chuột rút là tình trạng co thắt cơ đột ngột, gây đau dữ dội ở một bắp thịt thường là co cơ do lạnh hay hoạt động quá sức, làm cho bệnh nhân không tiếp tục cử động được nữa. Vậy phải xử lý như thế nào khi bị chuột rút để giảm đau nhanh chóng và hiệu quả?

Bí quyết để phòng tránh đầy bụng trong ngày Tết
Chế độ sinh hoạt thất thường, ăn uống không điều độ trong kỳ nghỉ Tết thường khiến bạn đầy hơi, khó tiêu. Việc lựa chọn thực phẩm hợp lý sẽ giúp bạn hạn chế tình trạng này.

Shinrin-yoku: Cách người Nhật dùng thiên nhiên chữa bệnh
"Forest bathing" hay "tắm rừng" được dịch sát nghĩa từ "Shinrin-yoku" là một cụm từ do chính phủ Nhật sáng tạo vào năm 1982 nhằm khuyến khích những cư dân thành thị đắm mình vào thiên nhiên.

Tetrodotoxin: Chất độc thường gặp trong cá nóc
Tetrodotoxin còn có một số tên gọi khác như: Fugu poison, Maculotoxin, Spheroidine, Tarichatoxin, TTX.

Những hiện tượng thị giác kì lạ xảy ra với con mắt, bạn đã từng bị chưa?
Từ "ruồi bay" đến "đom đóm mắt", những hiện tượng này dù quen nhưng bạn đã biết nguyên nhân của chúng chưa?
