Nút thắt hình thành từ hai thiên hà va vào nhau
Hình ảnh thiên hà NGC 2623 hình vặn xoắn giúp các nhà khoa học hiểu thêm về vụ va chạm của dải Ngân hà trong khoảng 4 tỷ năm nữa.
Các nhà khoa học thu được hình ảnh vặn xoắn độc đáo của thiên hà NGC 2623, hay Arp 243, nhờ kính viễn vọng Hubble, Space hôm 14/11 đưa tin. NGC 2623 cách Trái Đất khoảng 250 triệu năm ánh sáng và thuộc chòm sao Cự Giải, theo NASA.
Thiên hà NGC 2623 là kết quả của một vụ va chạm lớn giữa hai thiên hà trong vũ trụ. (Ảnh: NASA).
Đây thực chất là kết quả của một vụ va chạm lớn giữa hai thiên hà, tạo ra một "nút thắt vũ trụ". Vụ va chạm gây ra hiệu ứng mạnh, khiến những đám mây khí bị nén và khuấy động, hàng loạt ngôi sao mới hình thành.
Những chấm xanh nhạt ở giữa chính là rất nhiều ngôi sao trẻ, vừa hình thành và có nhiệt độ cao, còn những vệt đuôi dài của thiên hà là các đám mây khí và bụi. Các chuyên gia đã phát hiện ít nhất 170 cụm sao nóng và sáng thuộc NGC 2623.
Thiên hà này đang ở nửa sau của quá trình sáp nhập. Hình ảnh từ kính viễn vọng Hubble giúp các nhà khoa học hình dung phần nào về vụ va chạm của dải Ngân hà, "ngôi nhà" của Trái Đất, với thiên hà Andromeda, còn gọi là thiên hà Tiên Nữ, trong tương lai.
Dải Ngân hà có thể va chạm và sáp nhập với thiên hà Andromeda. (Video: YouTube).
Andromeda nằm cách Trái Đất khoảng 2,5 triệu năm ánh sáng, là thiên hà lớn gần dải Ngân hà nhất. Thiên hà này đang lao về phía Trái Đất với vận tốc 400.000km/h. Các nhà khoa học ước tính, nó có thể va chạm với dải Ngân hà sau khoảng 4 tỷ năm nữa. Dải Ngân hà có thể biến đổi thành hình dáng vặn xoắn tương tự khi sáp nhập với thiên hà này.

Những điều bạn chưa biết về thiên thạch
Thiên thạch là gì? Một câu hỏi nghe rất quen thuộc, tưởng chừng dễ ấy thế mà nó đã và đang đánh đố không ít người.

Những điều bạn chưa biết về Tinh vân
Tinh vân là một thiên thể ở dạng mây mù gồm khí sao và bụi vũ trụ. Tỷ trọng vật chất trong tinh vân rất thấp. Nếu đo bằng tiêu chuẩn trên Trái đất, có nơi hầu như là chân không. Nhưng thể tích tinh vân lại cực kỳ to lớn, cũng phải đế

Tìm hiểu về hiện tượng Nhật thực và Nguyệt thực
Trong bài viết dưới đây, chúng ta cùng tìm hiểu xem hiện tượng Nhật Thực, Nguyệt Thực là gì? Tại sao nó lại được những người yêu thích thiên văn học quan tâm đến vậy.

Khoảng cách từ Trái Đất đến Mặt Trời là bao nhiêu?
Trái Đất và các hành tinh hàng xóm, cùng các tiểu hành tinh, hành tinh lùn, thiên thạch, sao chổi... thuộc hệ Mặt Trời (Thái Dương hệ) với Mặt Trời là trung tâm của hệ này.

Xuyên không là có thật và đây là người duy nhất được trải nghiệm điều đó
Khoa học đã từng chứng minh rằng chúng ta có thể thực hiện du hành thời gian - ít nhất là về mặt lý thuyết.

Những điều thú vị ít ai biết về Mặt Trăng
Mặt Trăng - vật thể lớn nhất và sáng nhất trên bầu trời đêm đã làm mê hoặc và là nguồn cảm hứng vô tận cho loài người trong nhiều thế kỷ qua.
