Ợ hơi trong vũ trụ - câu chuyện kinh dị còn hơn cả khi phi hành gia "đến tháng"
Bạn có thể ợ trong vũ trụ không? Có đấy, nhưng mà kinh lắm.
Kinh nguyệt trong vũ trụ vẫn luôn là một vấn đề khá đau đầu đối với các nhà khoa học vũ trụ. Xét cho cùng, môi trường vi trọng lực của vũ trụ có thể mang lại những hiệu ứng hết sức "lạ" và khó đoán định cho con người. Vậy nên từ những ngày đầu tiên khi phi hành gia nữ làm nhiệm vụ, người ta đã phải gửi kèm đến 100 chiếc tampon cho một nhiệm vụ chỉ kéo dài 1 tuần.
Nhưng ít ra thì qua thời gian, câu chuyện "đến tháng" vẫn còn có các phương pháp để xử lý. Trong khi đó, một số hiện tượng khác đến từ vũ trụ khiến cơ thể bạn chẳng thể làm được những việc hết sức cơ bản trên Trái đất.
Bạn sẽ không thể ợ một cách bình thường được.
Ví dụ như ợ hơi. Tin tôi đi, bạn sẽ không bao giờ muốn ợ trên vũ trụ đâu.
Theo Chris Hadfield - cựu chỉ huy của Trạm vũ trụ quốc tế ISS, lý do đơn giản là vì bạn sẽ không thể ợ một cách bình thường được. "Bạn không thể vì trong vũ trụ, không khí, thức ăn, dịch lỏng trong dạ dày vốn đã luôn nhộn nhạo và tạo thành một cái bong bóng hết sức kinh khủng" - trích đoạn bài đăng trên Twitter của Hadfield.
"Về cơ bản thì khi ợ, bạn sẽ đẩy quả bóng ấy lên miệng. Và đoán xem lượng khí mắc kẹt ấy sẽ đi đâu về đâu?".
Hadfield cho biết không khí về bản chất có thể di chuyển từ dạ dày lên miệng trong vũ trụ. Nhưng vấn đề là câu chuyện trọng lực. Trên Trái đất, khí tích trong dạ dày sẽ bốc lên trên vì nó nhẹ hơn thức ăn và dịch dạ dày. Còn trong vũ trụ, tất cả mọi thứ sẽ nhào trộn thành một khối.
Thế nên nếu bạn muốn ợ, chỗ khí ấy sẽ mang theo tất cả những thứ linh tinh trong dạ dày bạn. Nói cách khác, ợ trong vũ trụ thì cũng không khác gì một bãi nôn.
"Khi ợ trong vũ trụ, thường thì đó sẽ là một bãi nôn với cả nước và dung dịch trong đó. Nó giống như hiện tượng trào ngược dịch dạ dày trên Trái đất" - trích lời Robert Frost, kỹ sư NASA.
Charles Bourland - chuyên gia tư vấn ẩm thực của NASA cũng từng nêu ý kiến đồng tình vào năm 2011: "Một cú ợ trong vũ trụ sẽ gồm cả dịch lỏng lẫn khí, vì chúng không phân tách giống như dưới Trái đất".
Và đó còn là một bãi nôn kinh khủng nhất bạn từng được chứng kiến nữa cơ. Cứ thử nghĩ xem chuyện gì sẽ xảy ra nếu bạn ợ trong một bộ đồ du hành vũ trụ? Thực sự là rất kinh khủng.
Không chỉ là ợ...
Trên Trái đất, lượng khí không được giải thoát trong dạ dày sẽ ra ngoài cơ thể thông qua đường cổng hậu - hay xì hơi, thả bom hoặc trung tiện. Nhưng trong vũ trụ, ngay cả phản ứng hết sức cơ bản này cũng không thể thực hiện một cách bình thường.
Lý do là vì không gian trong trạm vũ trụ rất hẹp, nên một cú xì hơi cũng chẳng khác gì một quả bom thực sự: hết sức bốc mùi và ám cực kỳ lâu. Hơn nữa, khí xả ra lại là methane dễ cháy, và chúng có thể gây nguy hiểm - ít nhất là với công nghệ vũ trụ thời xưa.
Để ợ hơi an toàn, các phi hành gia dựa vào tường và đẩy thật mạnh ra.
Bởi vậy mà từ những năm 1960, NASA đã phải thực hiện rất nhiều thí nghiệm nhằm tìm ra một chế độ ăn giúp các phi hành gia... ít thả bom hơn. Đậu hạt và các loại thực phẩm dễ gây đầy hơi như bắp cải, bông cải xanh... khi đó đã bị loại khỏi danh sách.
Dù vậy, sau này chúng đã được thêm lại nhằm bổ sung đủ dưỡng chất cho các phi hành gia. Âu cũng là bởi hệ thống thông khí trên ISS tiên tiến hơn, nên hơi bom cũng được đánh tan nhanh hơn.
Các phi hành gia đã làm gì khi muốn ợ?
Dựa trên kinh nghiệm, các phi hành gia đã tìm ra cách để hạn chế những cú ợ-nôn đầy kinh hãi trong vũ trụ. Trong cuốn sách của mình, Ariel Waldman - phi hành gia của NASA có chia sẻ cách ông đã dùng để ợ một cách an toàn. Đó là dựa vào tường và đẩy thật mạnh ra.
"Khi làm vậy, bạn có thể tạo ra một lực ép để giữ thực phẩm và dung dịch lại trong một khoảnh khắc ngắn, cho phép bạn có cơ hội xả ra".

Năm ánh sáng là gì? Một năm ánh sáng bằng bao nhiêu km?
Năm ánh sáng là đơn vị đo thông dụng ngoài vũ trụ bao la, rộng lớn. Và người ta thường nhầm lẫn nghĩ rằng đây là đơn vị đo thời gian.

Sẽ ra sao nếu bạn rơi vào hố đen vũ trụ?
Thật khó tưởng tượng điều gì sẽ xảy ra khi rơi vào một hố đen. Một mô phỏng mới đây đã hé lộ trải nghiệm kinh hoàng này.

Thiên Vương Tinh - Hành tinh kỳ lạ nhất Hệ Mặt Trời
Cho tới khi chưa tìm ra được Hành tinh thứ 9 (chỉ mới là giả thuyết), Thiên Vương Tinh (Uranus) vẫn là hành tinh "khác người" nhất so với 7 hành tinh còn lại của hệ Mặt Trời chúng ta.

Những sự thật "khó tin nổi" về sao Thiên vương
Sao Thiên vương có thể chứa được 63 Trái đất bên trong nó, mùa hè ở đây kéo dài tới 42 năm, sao Thiên vương chỉ có 2 mùa.... đây là những sự thật khó tin, ít người biết về sao Thiên Vương.

Hàng tỉ nền văn minh ngoài hành tinh đã và đang tồn tại
Các nhà khoa học tính toán và gần như chắc chắn nhiều nền văn minh ngoài Trái đất đã và đang tồn tại trong vũ trụ này.

Tìm hiểu về tia gamma và chớp gamma
Tia gamma (kí hiệu là γ) là một loại bức xạ điện từ hay quang tử có tần số cực cao.
