Ô nhiễm ánh sáng - mối đe dọa âm thầm
Theo Tổ chức Y tế Thế giới, ánh sáng không cần thiết và thiết kế thiếu hợp lý được coi là một dạng ô nhiễm. Và trong một thế giới ngày càng hiện đại hơn, dạng ô nhiễm này đang tác động đến chúng ta một cách âm thầm.
>>> Mất bản năng vì thừa ánh sáng
Hãy tưởng tượng rằng để cung cấp cho mỗi 1000 Kilowatt/giờ điện, chúng ta sẽ phải tiêu tốn khoảng 940kg than hoặc 1,8 thùng dầu.
Trong khi đó, theo Hiệp hội Thiên văn New Jersey, khoảng 30% lượng ánh sáng hiện sử dụng để thắp sáng ngoài trời là không hợp lý, góp phần làm tăng lượng khí nhà kính trong khí quyển.
Con số này chưa bao gồm lượng thủy ngân thải vào môi trường qua loại đèn hơi thủy ngân vốn được dùng phổ biến. Đốt cháy nhiên liệu hóa thạch một cách lãng phí đã khiến bầu khí quyển phải gánh thêm một lượng khí ô-xit lưu huỳnh và ô-xit ni-tơ.
Tính trung bình mỗi năm sự lãng phí ánh sáng gây thiệt hại cho người dân Mỹ khoảng
2 triệu đô la Mỹ tương đương với tiêu hao năng lượng khoảng 17 tỷ kilowatt/giờ
Cũng như động thực vật, cơ thể con người hoạt động theo một đồng hồ sinh học. Ánh sáng nhân tạo về ban đêm vì vậy có thể làm gia tăng căng thẳng và ảnh hưởng tiêu cực tới nhịp sinh học của con người.
Một trong những tác động có thể kể đến là ảnh hưởng của ô nhiễm ánh sáng tới sự sản xuất hooc-môn melatonin ở não vốn giúp cơ thể duy trì bình thường chu kỳ ngủ - thức.
Hậu quả của tác động này là những rối loạn liên quan đến giấc ngủ, từ đó làm tăng nguy cơ béo phì và các tình trạng bệnh lý mãn tính.
Trong tự nhiên, ô nhiễm ánh sáng có thể gây xáo trộn mối quan hệ tự nhiên giữa động vật ăn thịt - con mồi cũng như chu kỳ sinh sản của động vật hoang dã.
Ô nhiễm ánh sáng đang diễn ra âm thầm do chúng ta chưa được nhận thức được tác hại của nó. Sự thật là chiếu sáng quá mức có thể gây những tác động đáng sợ hơn là việc chúng ta không thể ngắm được bầu trời đêm đầy sao.

Bí ẩn thác nước chảy vào "Chiếc ấm của Quỷ dữ"
Thác nước đôi Devil’s Kettle, thuộc bang Minnesota, Hoa Kỳ, có một dòng chảy vào hồ Superior; tuy nhiên, điểm đến của dòng kia đến bây giờ vẫn còn là một ẩn số của thiên nhiên…

Khu rừng dưới nước tuyệt đẹp ở Kazakhstan
Hồ nước Kaindy dài 400m ở Kazakhstan có một vẻ đẹp rất đặc biệt với một khu rừng kỳ lạ mọc dưới đáy hồ.

Vì sao nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa?
Khí hậu nước ta rất độc đáo: khí hậu nóng nhưng không khô hạn như Tây Nam Á, Bắc Phi. Nóng ẩm nhưng không nóng ẩm quanh năm như các quần đảo ở Đông Nam Á.

Sự thật về những chiếc cốc giấy dùng 1 lần
Các loại cốc giấy dùng 1 lần đang được rất nhiều người ưa dùng vì tính tiện dụng và nhanh gọn. Song sự thật về chúng không phải ai cũng biết.

6 hiện tượng thiên nhiên tuyệt đẹp chỉ có vào mùa đông
Sấm tuyết, hoa sương đá, sương băng cứng... là những hiện tượng thiên nhiên kỳ thú đến không ngờ.

7 điều ít biết về cầu vồng
Hai người cùng quan sát không thể nhìn thấy sắc màu giống nhau từ cùng một chiếc cầu vồng hay có thể dùng kính phân cực để làm "cầu vồng" biến mất, là hai trong số nhiều điều thú vị về hiện tượng thiên nhiên đẹp mắt này.
