Ô nhiễm dược phẩm biến cá hồi nâu thành "con nghiện"

Nghiên cứu mới cho thấy hợp chất Methamphetamine thải vào sông hồ có thể làm thay đổi hành vi của cá hồi nâu, đe dọa sự tồn tại của loài.

Nhiều loại thuốc sau khi sử dụng có thể xâm nhập vào nguồn nước của chúng ta, nhưng phần lớn hệ thống xử lý nước thải hiện nay không được trang bị để xử lý chúng. Nghiên cứu mới xuất bản trên tạp chí sinh học thực nghiệm Experimental Biology một lần nữa làm dấy lên lo ngại về vấn đề này khi tiết lộ rằng hợp chất methamphetamine - dùng để điều trị một số bệnh thần kinh và béo phì - đang gây ô nhiễm nguồn nước ngọt và có thể biến cá hồi nâu thành "con nghiện".

Ô nhiễm dược phẩm biến cá hồi nâu thành con nghiện
Cá hồi nâu là một loại thủy sản quan trọng trên toàn cầu. (Ảnh: Lustrik).

Trong thí nghiệm, nhóm nghiên cứu do Pavel Horký từ Đại học Khoa học Đời sống Praha của Cộng hòa Czech (CULS Prague) dẫn đầu đã thả những con cá hồi hoang dã vào một bể nước có chứa lượng methamphetamine tương đương mức được tìm thấy ở các sông hồ. Sau 8 tuần, họ chuyển cá sang bể mới và cung cấp hai sự lựa chọn giữa nước ngọt bình thường và nước có chứa methamphetamine, sau đó theo dõi hành vi của chúng.

Kết quả, Horký cùng các cộng sự nhận thấy, những con cá hồi trải qua hai tháng sống trong điều kiện ô nhiễm đã trở nên nghiện thuốc. Sau 4 ngày không được tiếp xúc methamphetamine, chúng bắt đầu thể hiện hành vi giống như "cai nghiện" và cố gắng bơi đến nguồn nước nhiễm methamphetamine khi có cơ hội.

Ngoài ra, cá hồi nghiện thuốc còn trở nên ít hoạt động hơn. Nhóm nghiên cứu thậm chí vẫn tìm thấy bằng chứng của methamphetamine ở trong não của chúng sau 10 ngày cách ly với chất kích thích thần kinh này.

Horký lo ngại rằng việc nghiện methamphetamine có thể khiến cá hồi hoang dã tụ tập gần các nguồn nước độc hại, làm xáo trộn nhịp sống tự nhiên của chúng. "Ngay cả lượng thuốc thấp thải vào sông suối cũng có thể ảnh hưởng đến động vật. Cá hồi nâu là một ví dụ về áp lực bất ngờ của ô nhiễm dược phẩm đối với các loài sống trong môi trường nước ngọt", nhà nghiên cứu nhấn mạnh.

Cá hồi nâu (Salmo trutta) có nguồn gốc từ châu Âu nhưng đã được giới thiệu rộng rãi tới những môi trường thích hợp trên toàn cầu. Chúng thường sống trong các hồ nước và di cư ngược dòng ra sông, suối để đẻ trứng vào mùa sinh sản. Đây là loài cá hồi có kích thước trung bình với chiều dài khi trưởng thành từ 40 đến 140 cm.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Các nhà khoa học tạo ra con bê nhân bản đầu tiên ở Nga

Các nhà khoa học tạo ra con bê nhân bản đầu tiên ở Nga

Một nhóm nhà nghiên cứu tạo ra con bê nhân bản khỏe mạnh mang gene không gây dị ứng sữa.

Đăng ngày: 07/07/2021
Con trăn ở Mỹ nổi tiếng nhờ bộ da cầu vồng độc đáo

Con trăn ở Mỹ nổi tiếng nhờ bộ da cầu vồng độc đáo

Con trăn có bộ da lấp lánh như cầu vồng dưới ánh sáng Mặt trời tại vườn thú ở bang California thu hút sự quan tâm của dư luận, sau khi hình ảnh của nó được đăng lên mạng.

Đăng ngày: 05/07/2021
Sở thú Mỹ tiêm vaccine Covid-19 cho động vật

Sở thú Mỹ tiêm vaccine Covid-19 cho động vật

Hàng chục động vật tại sở thú Oakland đã được tiêm vaccine phòng Covid-19 trong một nỗ lực quốc gia nhằm bảo vệ các loài động vật trước đại dịch.

Đăng ngày: 04/07/2021
Loài lai lợn rừng nhiễm phóng xạ xâm chiếm Fukushima

Loài lai lợn rừng nhiễm phóng xạ xâm chiếm Fukushima

Các nhà khoa học bất ngờ phát hiện lợn rừng nhiễm phóng xạ giao phối với lợn nhà khi tìm hiểu tác động đối với động vật hoang dã sau thảm họa năm 2011.

Đăng ngày: 03/07/2021
Loài chó không bao giờ sủa, khó đào tạo nhất nhì thế giới

Loài chó không bao giờ sủa, khó đào tạo nhất nhì thế giới

Tiếng sủa được xem là bản năng của chó nhưng lại có một loài không bao giờ sủa. Đó là Basenji, một trong những giống chó săn có nguồn gốc lâu đời và khó đào tạo nhất.

Đăng ngày: 02/07/2021
Rắn đuôi chuông xuất hiện tràn lan ở California

Rắn đuôi chuông xuất hiện tràn lan ở California

Bị ảnh hưởng bởi nạn hạn hán, rắn đuôi chuông và nhiều loài động vật khác phải rời bỏ nơi sống quen thuộc và mò vào các thành phố bang California, Mỹ.

Đăng ngày: 01/07/2021
Phát hiện loài chuột tưởng đã tuyệt chủng một thế kỷ trước ở Australia

Phát hiện loài chuột tưởng đã tuyệt chủng một thế kỷ trước ở Australia

Theo Guardian, trước đó, loài chuột Gould được cho là đã tuyệt chủng sau khi các cá thể của loài này bị quét sạch khỏi lục địa Australia.

Đăng ngày: 01/07/2021
Tiêu điểm
Khoa Học News