Các nhà khoa học tạo ra con bê nhân bản đầu tiên ở Nga

Một nhóm nhà nghiên cứu tạo ra con bê nhân bản khỏe mạnh mang gene không gây dị ứng sữa.

Các nhà nghiên cứu đến từ Trung tâm khoa học liên bang về quản lý động vật Ernst, Skoltech, Đại học Moskva và đồng nghiệp tạo ra con bê nhân bản đầu tiên tại Nga và gần đây con vật đã tròn một tuổi. Trong một thí nghiệm liên quan, nhóm chuyên gia vô hiệu hóa gene về beta-lactoglobulin, protein gây dị ứng sữa ở người, với hy vọng có thể cho ra đời những con bò biến đổi gene không gây dị ứng sữa. Họ công bố kết quả thí nghiệm trên tạp chí Doklady Biochemistry and Biophysics.

Các nhà khoa học tạo ra con bê nhân bản đầu tiên ở Nga
Con bê nhân bản hoạt động khỏe mạnh. (Ảnh: Phys.org).

Nhóm nghiên cứu đứng đầu là Galina Singina ở Trung tâm khoa học liên bang về quản lý động vật Ernst nhân bản thành công con bê bằng cách sử dụng kỹ thuật chuyển nhân tế bào sinh dưỡng (SCNT), với nguyên bào sợi lấy từ nhân của vật hiến. Với kỹ thuật này, tế bào bình thường của vật hiến được chuyển vào trứng đã loại bỏ nhân, phôi thai sau đó được cấy vào tử cung bò cái mang thai hộ và chào đời khi hết thai kỳ.

Dù chuột biến đổi gene đã trở nên phổ biến trên khắp thế giới, biến đổi gene ở các loài khác vẫn là một thách thức do chi phí cao và khó khăn trong nhân giống và chăm sóc, theo Petr Sergiev, phó giáo sư ở Skotech, thành viên nhóm nghiên cứu. Ngược lại, chuột là lựa chọn rất thuận tiện bởi thai kỳ chỉ kéo dài 3 tuần. Các nhà nghiên cứu cũng có nhiều kinh nghiệm xử lý chuột do rất nhiều phòng thí nghiệm trên thế giới làm việc với chuột suốt nhiều thập kỷ.

Con bê nhân bản chào đời hôm 10/4/2020 với cân nặng 63 kg. Hiện nay, nó đã hơn một tuổi, đạt trọng lượng của cá thể trưởng thành là 410 kg với chu kỳ sinh sản bình thường. Trước đó, nhóm nghiên cứu nuôi nó trong phòng riêng với bò mẹ nhưng từ tháng 5/2021, nó ra gặm cỏ hàng ngày với những con bò khác ở viện. Dù cần thích nghi đôi chút, con vật làm quen rất nhanh.

Về cơ bản, nhân bản bò là một thử nghiệm để tạo ra động vật biến đổi gene bởi các nhà khoa học cần chắc chắn mọi quy trình sẵn sàng trước khi cấy phôi thai đã chỉnh sửa. Sergiev và cộng sự sử dụng kỹ thuật CRISPR/Cas9 để vô hiệu hóa gene PAEP và LOC100848610, hai gene đại diện cho beta-lactoglobulin trong hệ gene của bò, và chuẩn bị một dòng nguyên bào sợi phôi thai đã chỉnh sửa gene. Sau đó, họ sử dụng nhân của chúng cho SCNT.

Beta-lactoglobulin, chất gây dị ứng trong sữa bò, không phải mục tiêu dễ dàng bởi trên thực tế, cần vô hiệu hóa 4 bản sao của những gene này trong hệ gene của bò (mỗi gene có 2 bản sao). Kết quả tốt nhất mà nhóm nghiên cứu đạt được là tắt 3/4 bản sao, đủ để cá thể nhân bản chào đời qua sinh sản thông thường. Họ đang bắt tay vào chuẩn bị cho giai đoạn thí nghiệm tiếp theo là tạo ra đàn bò gồm vài chục con.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Con trăn ở Mỹ nổi tiếng nhờ bộ da cầu vồng độc đáo

Con trăn ở Mỹ nổi tiếng nhờ bộ da cầu vồng độc đáo

Con trăn có bộ da lấp lánh như cầu vồng dưới ánh sáng Mặt trời tại vườn thú ở bang California thu hút sự quan tâm của dư luận, sau khi hình ảnh của nó được đăng lên mạng.

Đăng ngày: 05/07/2021
Sở thú Mỹ tiêm vaccine Covid-19 cho động vật

Sở thú Mỹ tiêm vaccine Covid-19 cho động vật

Hàng chục động vật tại sở thú Oakland đã được tiêm vaccine phòng Covid-19 trong một nỗ lực quốc gia nhằm bảo vệ các loài động vật trước đại dịch.

Đăng ngày: 04/07/2021
Loài lai lợn rừng nhiễm phóng xạ xâm chiếm Fukushima

Loài lai lợn rừng nhiễm phóng xạ xâm chiếm Fukushima

Các nhà khoa học bất ngờ phát hiện lợn rừng nhiễm phóng xạ giao phối với lợn nhà khi tìm hiểu tác động đối với động vật hoang dã sau thảm họa năm 2011.

Đăng ngày: 03/07/2021
Loài chó không bao giờ sủa, khó đào tạo nhất nhì thế giới

Loài chó không bao giờ sủa, khó đào tạo nhất nhì thế giới

Tiếng sủa được xem là bản năng của chó nhưng lại có một loài không bao giờ sủa. Đó là Basenji, một trong những giống chó săn có nguồn gốc lâu đời và khó đào tạo nhất.

Đăng ngày: 02/07/2021
Rắn đuôi chuông xuất hiện tràn lan ở California

Rắn đuôi chuông xuất hiện tràn lan ở California

Bị ảnh hưởng bởi nạn hạn hán, rắn đuôi chuông và nhiều loài động vật khác phải rời bỏ nơi sống quen thuộc và mò vào các thành phố bang California, Mỹ.

Đăng ngày: 01/07/2021
Phát hiện loài chuột tưởng đã tuyệt chủng một thế kỷ trước ở Australia

Phát hiện loài chuột tưởng đã tuyệt chủng một thế kỷ trước ở Australia

Theo Guardian, trước đó, loài chuột Gould được cho là đã tuyệt chủng sau khi các cá thể của loài này bị quét sạch khỏi lục địa Australia.

Đăng ngày: 01/07/2021
Top 10 sự thật thú vị về gấu Bắc Cực

Top 10 sự thật thú vị về gấu Bắc Cực

Gấu trắng Bắc Cực là một loài động vật có vú lớn của bộ Ăn thịt, họ Gấu. Chúng là loài động vật sống gần địa cực tìm thấy xung quanh Bắc Băng Dương và là loài động vật ăn thịt lớn nhất trên đất liền.

Đăng ngày: 30/06/2021
Tiêu điểm
Khoa Học News