Ô nhiễm không khí đe dọa sự phát triển trí não của hơn 17 triệu trẻ em toàn cầu

Theo báo cáo mới của Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF), hầu hết số trẻ em này (12 triệu trẻ) sinh sống tại khu vực Nam Á, nơi có mức độ ô nhiễm không khí ngoài trời cao hơn 6 lần so với mức khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO).

Các chất bẩn gây ô nhiễm không khí không chỉ gây tổn hại cho quá trình phát triển hệ hô hấp mà còn hủy hoại sự phát triển não bộ của trẻ em.

Ô nhiễm không khí đe dọa sự phát triển trí não của hơn 17 triệu trẻ em toàn cầu
Chất bẩn gây ô nhiễm không khí hủy hoại sự phát triển não bộ của trẻ.

Theo UNICEF, ô nhiễm không khí vượt quá giới hạn mà WHO đề ra có những tác hại tiềm ẩn với trẻ nhỏ và tác hại này biến đổi tỷ lệ thuận với mức độ ô nhiễm. Giám đốc điều hành UNICEF Anthony Lake cho rằng các chất bẩn gây ô nhiễm không khí không chỉ gây tổn hại cho quá trình phát triển hệ hô hấp mà còn hủy hoại sự phát triển não bộ về lâu dài và ảnh hưởng không nhỏ tới tương lai của các em.

Ô nhiễm không khí có liên quan mật thiết với một số bệnh về hô hấp như hen suyễn, viêm phổi và nhiều bệnh lý khác. Bên cạnh đó, ngày càng nhiều bằng chứng cho thấy mối liên hệ giữa chất lượng không khí và sự phát triển não bộ ở trẻ là một điều đáng lo ngại. Để có kết quả trên, UNICEF đã thực hiện nghiên cứu với đối tượng trẻ em dưới 1 tuổi thông qua các hình ảnh vệ tinh để đánh giá những khu vực chịu ảnh hưởng nặng nề nhất.

UNICEF cho rằng khoa học đã chứng minh quá trình phát triển não bộ trong 1.000 ngày đầu đời đóng vai trò rất quan trọng, quyết định khả năng học hỏi, phát triển và định hướng cuộc sống của trẻ sau này. Vì vậy, việc chú trọng tới quá trình phát triển não bộ cũng quan trọng không kém việc tập trung đảm bảo cho trẻ có nền tảng giáo dục tốt.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Mưa axit là gì? Tác hại của mưa axit như thế nào?

Mưa axit là gì? Tác hại của mưa axit như thế nào?

Mưa axit được phát hiện ra đầu tiên năm 1948 tại Thuỵ Điển. Mưa axit là hiện tượng nước mưa có độ chua (pH dưới 5,6) và trong thành phần nước mưa có nitơ và lưu huỳnh.

Đăng ngày: 18/10/2018
Tại sao bầu trời có màu xanh?

Tại sao bầu trời có màu xanh?

Mỗi màu sắc tương ứng với 1 bước sóng, tần số và mang năng lượng khác nhau. Ánh sáng tím có bước sóng ngắn nhất trong dải quang phổ khả kiến. Điều này đồng nghĩa với việc tần số và năng lượng của ánh sáng tím là cao nhất trong dải quang phổ khả kiến.

Đăng ngày: 13/06/2018
Vì sao có hiện tượng lên xuống của thủy triều?

Vì sao có hiện tượng lên xuống của thủy triều?

Nước biển được giữ lại trên Trái đất là nhờ lực hấp dẫn, Mặt trăng và Mặt trời cũng có lực hấp dẫn đối với trái đất. Đặc biệt, Mặt trăng hút một khối lượng nước trên bề mặt đại dương.

Đăng ngày: 25/03/2018
Vì sao nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa?

Vì sao nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa?

Khí hậu nước ta rất độc đáo: khí hậu nóng nhưng không khô hạn như Tây Nam Á, Bắc Phi. Nóng ẩm nhưng không quanh năm như các quần đảo ở Đông Nam Á.

Đăng ngày: 25/03/2018
Đã tìm ra cách phát hiện sớm các trận động đất lớn bằng... sóng trọng lực

Đã tìm ra cách phát hiện sớm các trận động đất lớn bằng... sóng trọng lực

Theo NDTV, các nhà khoa học vừa phát triển một phương pháp mới giúp chúng ta nhanh chóng ước tính được cường độ của các trận động đất rất lớn, từ 8,5 độ richter trở lên.

Đăng ngày: 07/12/2017
Những người thích hải sản đang ăn hàng ngàn mảnh nhựa mỗi năm?

Những người thích hải sản đang ăn hàng ngàn mảnh nhựa mỗi năm?

Nghiên cứu do Đại học Bỉ và Đại học Ghent (Bỉ) vừa tiến hành cho thấy những người thích hải sản không biết mình đang ăn hàng ngàn mảnh nhựa mỗi năm, theo hãng tin Sputnik

Đăng ngày: 06/12/2017
Núi băng trôi Nam Cực rộng 267km2 tiếp tục nứt vỡ

Núi băng trôi Nam Cực rộng 267km2 tiếp tục nứt vỡ

Núi băng trôi rộng gấp hơn 4 lần diện tích khu Manhattan của New York tách ra từ sông băng Pine Island, Nam Cực hai tháng trước đang vỡ thành nhiều mảnh nhỏ, Science Alert hôm qua đưa tin.

Đăng ngày: 06/12/2017
Tiêu điểm
Khoa Học News