Ô nhiễm không khí gây lão hóa não bộ
Nghiên cứu mới cho thấy mức độ ô nhiễm không khí ở trị trấn và thành phố làm lão hóa não bộ khoảng 3 năm.
Các nhà khoa học cho biết tiếp xúc với không khí bị ô nhiễm ở mức độ lớn có thể dẫn đến giảm điện não hơn 50 lần.
Nghiên cứu trước đây cũng chỉ ra mối liên kết giữa không khí bị ô nhiễm và các vấn đề về tim mạch, hô hấp.
Trong một nghiên cứu gần 15.000 người lớn tuổi, các nhà nghiên cứu tại Học viện Quốc gia về lão hóa đã cho thấy hạt không khí có thể là một yếu tố môi trường quan trọng trong việc tư duy bị suy giảm.
Người ta ước tính ô nhiễm không khí làm giảm tuổi thọ của tất cả mọi người ở Anh trung bình 7-8 tháng, và có thể ảnh hưởng đến tim và phổi.
Tiến sĩ Jennifer Ailshire, từ Trung tâm Lão khoa Andrus tại Đại học Nam California nói: “Như một hậu quả của sự suy giảm sức khỏe và tuổi tác, người già rất dễ bị nguy hiểm nếu tiếp xúc với không khí bị ô nhiễm”.
Các nhà khoa học đang nghiên cứu tác động của các chất gây ô nhiễm không khí được gọi là PM2.5 về sức khỏe của những người tham gia, bởi khí thải xe, các nồi hơi khí và công nghiệp nặng.
Giáo sư Frank Kelly, giáo sư sức khỏe môi trường tại đại học Cardiff, cho biết: "Số lượng trung bình của chất gây ô nhiễm này ở London là khoảng 13 đến 15 microgam mỗi mét khối, trong khi ở một số khu vực nông thôn thì nó có thể thấp khoảng 3-4 microgam”.
Nghiên cứu cũng cho thấy rằng sống ở nơi có không sạch thì bộ não của bạn sẽ khỏe mạnh hơn nhiều so với sống ở những nơi không khí bị ô nhiễm.
Đây là một nghiên cứu cho thấy chất lượng không khí mà chúng ta hít thở hằng ngày không chỉ ảnh hưởng đến tim, phổi mà còn ảnh hưởng đến bộ não.
Nghiên cứu mới được trình bày tại Hội Gerontological của Mỹ (GSA) Hội nghị khoa học lần thứ 65 diễn ra thường niên tại San Diego.
Simon Birkett, người sáng lập và là Giám đốc của hội không khí sạch ở London, cho biết: “Nghiên cứu này là lời nhắc nhở rằng về những ảnh hưởng đến sức khỏe của ô nhiễm không khí lớn hơn nhiều so với những tác động ngắn hạn của ô nhiễm không khí mà chúng ta có thể thấy được trong thời đại sương mù năm 1952.
Chính phủ đã bắt đầu cảnh báo người dân và cho họ lời khuyên nên bảo vệ và giảm thiểu ô nhiễm cho bản thân và mọi người xung quanh”.
Năm ngoái, một nghiên cứu cho thấy rằng mức độ ô nhiễm không khí cao có thể làm tăng nguy cơ bị đau tim lên đến sáu giờ sau khi tiếp xúc.
Tiến sĩ Krishnan Bhaskaran, từ Trường Vệ sinh và Y học Nhiệt đới London, và các đồng nghiệp đã sử dụng dữ liệu trong cục Lưu trữ quốc gia Anh về chất lượng không khí để điều tra về mức độ các chất ô nhiễm cụ thể trong khí quyển về thời gian và địa điểm nạn nhân bị đau tim.

Tại sao nhiệt độ cao khiến máy bay khó cất cánh?
Nhiệt độ gia tăng trên Trái đất đang khiến máy bay khó cất cánh hơn ở một số sân bay, đặt ra thách thức khác cho ngành hàng không dân dụng.

Tác dụng của hiện tượng núi lửa phun trào
Một bản nghiên cứu mới đây đã chỉ ra rằng, núi lửa phun trào có thể giúp giảm bớt ảnh hưởng của hiện tượng Trái đất nóng lên.

Động đất là gì? Động đất được hình thành như thế nào?
Động đất là hiện tượng rung động đột ngột của vỏ Trái đất, mạnh hay yếu tuỳ từng trận (xác định bằng độ Richter).

Những nơi nóng nhất và lạnh nhất trên Trái Đất
Trạm Vostok, đảo Ellesmere, làng Oymyakon, thành phố Bangkok, thung lũng tử thần... là những địa dang nổi tiếng có nhiệt độ thấp và cao kỷ lục.

Thảm họa núi lửa khủng khiếp nhất lịch sử nhân loại
Với sức công phá khoảng 800 triệu tấn TNT, vụ núi lửa Tambora phun trào ngày 10/4/1815 tại Sumbawa, Indonesia là vụ nổ gây chấn động lớn nhất trong lịch sử nhân loại.

Những điều bạn chưa biết về hiện tượng mặt trời giả
Hiện tượng Mặt Trời giả hay Mặt Trời ma, có tên khoa học là parhelion (số nhiều là parhelia). Đây là một hiện tượng khí quyển, là các đốm sáng, thường thấy trên các cạnh của Quầng bên cạnh Mặt Trời.
