Ô nhiễm không khí làm tăng nguy cơ kháng kháng sinh

Theo một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Lancet Planetary Healt, ô nhiễm không khí có thể khiến tình trạng kháng kháng sinh trở nên tồi tệ hơn.

Ô nhiễm không khí gây ra khoảng 3 - 9 triệu ca tử vong mỗi năm (tùy thuộc vào cách ước tính) và là một trong những kẻ giết người lớn nhất mà nhân loại từng đối mặt.


Con người có thể đeo khẩu trang để bảo vệ bản thân khỏi ô nhiễm không khí, nhưng không thể ngăn sự gia tăng của siêu vi khuẩn - (Ảnh: IFL SCIENCE).

Trong khi đó kháng kháng sinh gây ra 1,3 triệu ca tử vong hằng năm. Con số này dự kiến tăng lên 10 triệu.

Mặc dù kháng thuốc là một phản ứng tiến hóa tự nhiên đối với việc kiểm soát vi sinh vật, nhưng việc kê đơn thuốc kháng sinh quá mức và lạm dụng kháng sinh trong thức ăn chăn nuôi đã khiến tình trạng này trở nên tồi tệ hơn.

Không chỉ vậy, một nghiên cứu mới đây phát hiện nguy cơ kháng thuốc kháng sinh gia tăng theo mức độ ô nhiễm không khí.

Giáo sư Hong Chen của Đại học Chiết Giang, Trung Quốc và các đồng nghiệp đã so sánh tỉ lệ bụi mịn PM 2,5 (các hạt bụi có kích thước từ 2,5 micron trở xuống) với kết quả xét nghiệm 9 loài vi khuẩn và 43 loại kháng sinh, cùng với các yếu tố khác có thể ảnh hưởng đến tỉ lệ kháng sinh tại địa phương.

Kết quả cho thấy khi tỉ lệ bụi mịn PM 2,5 tăng 1% thì khả năng kháng kháng sinh tăng 0,5 - 1,9%. Điều đáng lo ngại là mối quan hệ trên dường như trở nên "bền chặt" hơn theo thời gian.

Theo giáo sư Chen, ô nhiễm không khí là một trong những yếu tố quyết định lớn nhất đến việc gia tăng 11% tình trạng kháng kháng sinh trên toàn cầu. Tuy nhiên, cơ chế liên kết của chúng vẫn chưa rõ ràng.

Có thể vi khuẩn "quá giang" trên các hạt bụi nhỏ, cho phép vi khuẩn kháng thuốc lan rộng hơn. Cũng có thể do bụi mịn làm suy yếu hệ thống miễn dịch của con người, tạo cơ hội cho vi khuẩn kháng thuốc phát triển ở nơi mà chúng có thể bị xóa sổ.

Sự hiện diện của các chất ô nhiễm cũng có thể tạo điều kiện chuyển gene ngang giữa vi khuẩn kháng thuốc và không kháng thuốc.

Nhóm nghiên cứu ước tính rằng ô nhiễm không khí làm gia tăng tình trạng kháng kháng sinh là thủ phạm gây 480.000 ca tử vong sớm vào năm 2018. Nếu không có sự can thiệp để kiểm soát ô nhiễm đô thị, số ca tử vong sẽ tăng lên 840.000 người mỗi năm vào năm 2050.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Những lợi ích sức khỏe ít người biết của quả mãng cầu

Những lợi ích sức khỏe ít người biết của quả mãng cầu

Tất cả các bộ phận của cây mãng cầu xiêm đều có công dụng chữa bệnh: quả được ăn tươi hoặc làm mứt, trong khi lá, vỏ thân, rễ, hạt.. được sử dụng rộng rãi trong các loại thuốc sắc của y học cổ truyền.

Đăng ngày: 09/05/2025
11 mẹo giúp bạn thức dậy dễ dàng hơn vào mùa đông

11 mẹo giúp bạn thức dậy dễ dàng hơn vào mùa đông

Trong một bài viết trên trang The Conversation, các chuyên gia đã chỉ ra 8 mẹo nhỏ giúp bạn thức dậy dễ dàng và thoải mái hơn trong mùa đông.

Đăng ngày: 09/05/2025
Tất tần tật về tác dụng của nước muối sinh lý và cách sử dụng

Tất tần tật về tác dụng của nước muối sinh lý và cách sử dụng

Nước muối sinh lý ngày càng trở nên thân thuộc hơn với con người. Đặc biệt khi môi trường ngày càng ô nhiễm dẫn tới căn bệnh viêm xoang, viêm mũi dị ứng ngày càng hoành hành thì tác dụng của nước muối sinh lý lại trở nên hữu hiệu.

Đăng ngày: 08/05/2025
Tác hại đáng sợ của việc ăn mì tôm sống

Tác hại đáng sợ của việc ăn mì tôm sống

Mì tôm sống thơm thơm, giòn giòn lại rẻ tiền, không phải mất công nấu nướng chế biến là món ăn khoái khẩu của rất nhiều người, đặc biệt là các bạn học sinh sinh viên.

Đăng ngày: 08/05/2025
Tập luyện ở độ tuổi 70 - có nên không?

Tập luyện ở độ tuổi 70 - có nên không?

Câu hỏi tuần này: Có người khuyên tôi nên luyện tập thể dục nhiều hơn nhưng tôi đang lo sẽ có một số ảnh hưởng không tốt lắm vì năm nay tôi đã ở tuổi 73 rồi.

Đăng ngày: 07/05/2025
Một kiểu

Một kiểu "dậy sớm" có hại không kém thức khuya, có nguy cơ đột tử

Ai cũng hiểu chân lý "ngủ sớm, dậy sớm tốt cho sức khỏe", nhưng nếu cứ mù quáng chạy theo việc dậy sớm mà không xem xét tình trạng cụ thể của cơ thể thì rất có thể bạn sẽ phải rước hậu quả trầm trọng.

Đăng ngày: 07/05/2025
Bạn “thuận” mắt trái hay mắt phải?

Bạn “thuận” mắt trái hay mắt phải?

Những nghiên cứu đặc biệt đã được tiến hành và cho kết luận rằng 2/3 thuận mắt phải và phần còn lại thuộc về những người thuận mắt trái. Một con người thường có hai tay, hai chân, hai mắt, hai bán cầu não. Nhưng đó chỉ là cái nhìn đầu tiê

Đăng ngày: 06/05/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News