Ong bắp cày hạ gục nhện khổng lồ, lôi xềnh xệch về tổ
Cặp đôi Australia choáng váng khi chứng kiến cảnh con ong bắp cày lôi xềnh xệch con nhện thợ săn có kích cỡ to gấp đôi nó.
Tài khoản "space_monster" đăng tải hình ảnh này lên Reddit và lập tức thu về hàng chục nghìn lượt thích và 3.500 lượt bình luận.
"Space_monster" nói mình phát hiện ra cặp ong - nhện này khi vừa trở về ngôi nhà ở Sydney.
Ong bắp cày lôi xác nhện về tổ làm thịt. (Ảnh: Reddit)
Ong bắp cày nổi tiếng với khả năng làm thịt một số loài nhện bất chấp việc nó gặp không ít bất lợi vì thân hình nhỏ bé so với đối thủ. Cách thức đối phó của ong bắp cày với con mồi là phóng nọc làm tê liệt sau đó đẻ trứng trên con mồi. Con non sau khi nở ra sẽ từ từ làm thịt con mồi.
Nhện thợ săn cũng có kỹ thuật săn mồi tương tự. Chúng tiêm nọc độc vào con mồi trước khi ăn thịt.
Trong trường hợp mà "space_monster" đăng tải, có vẻ như ong bắp cày là người giành chiến thắng trong cuộc đấu này.
Ong bắp cày sống chú yếu ở Australia, Đông Nam Á, Châu Phi, Châu Mỹ và Châu Âu trong khi nhện thợ săn ưa cư trú ở các khu vực có nhiều gỗ như rừng hay nhà kho ở Australia, châu Phi và các vùng khí hậu ôn đới khác.

Kỳ lạ loài "cây đi bộ" duy nhất trên thế giới
Socratea exorrhiza có lẽ là loài cây di động duy nhất trên thế giới. Hệ thống phức tạp của rễ cây hoạt động như chân, giúp cây liên tục di chuyển về phía ánh sáng mặt trời khi chuyển mùa.

Phân biệt đào bích và đào phai
Đào phai và đào bích là hai loại hoa đào Tết khá phổ biến và được nhiều người yêu thích.

Top 8 loài hoa đắt đỏ nhất hành tinh, có tiền cũng chưa chắc mua được
Thậm chí có loài hoa hiếm tới mức chưa ai có thể định giá được nó.

Hoa Poppy - Hoa biểu trưng của nước Bỉ
Cây Poppy là thực vật thân thảo, tuổi thọ khoảng 2 năm. Tháng 4, 5 nở hoa màu tím, trắng, đỏ và phớt hồng, rất đẹp. Nó có nguồn gốc từ Châu Âu và Bắc Châu Á, người Bỉ rất thích coi là biểu trưng của nước mình.

Kỳ lạ loài nấm “che mặt” như mỹ nhân, quý hiếm nhất Việt Nam
Nấm Tâm Trúc là một trong những loài nấm quý hiếm nhất Việt Nam bên cạnh nấm linh chi, nấm Thái Dương, nấm Thượng Hoàng...

Thực trạng ngành công nghệ sinh học Trung Quốc
Chính phủ Trung Quốc xem công nghệ sinh học nông nghiệp là một công cụ để: giúp cải thiện nguồn lương thực của quốc gia, tăng năng suất nông nghiệp, tăng thu nhập cho nông dân, thúc đẩy sự phát triển bền vững và cải thiện vị trí cạnh tranh trên thị trường quốc tế.
