Ong bắp cày biến nhện thành Zombie như thế nào?
Giới sinh vật học vừa tìm ra cơ chế giúp ong bắp cày có thể biến nhện thành nô lệ, bắt xây tổ cho ấu trùng của chúng.
Cơ chế ong bắp cày biến nhện thành Zombie
Một nghiên cứu mới đây từ ĐH Kobe, miền Nam Nhật Bản xác định được một phân loài của ong bắp cày có khả năng “zombie hóa” nhện. Nhện nô lệ sẽ bị buộc phải xây tổ cho ấu trùng của của loài ong này.
Loài ong có danh pháp khoa học là Reclinervellus Nielseni, sinh sống chủ yếu tại Úc và Nhật. Khi đến kỳ sinh sản, chúng tiếp cận cá thể nhện, như nhện bản địa Nhật Bản Cyclosa argenteoalba có kích thước to hơn ong bắp cày.
Việc đẻ trứng được thực hiện ngay trên lưng nhện, sau khi ong tiêm một loại độc chất gây tê liệt tạm thời hệ thần kinh của con mồi.
Nhện Cyclosa argenteoalba
10 ngày sau khi trứng nở, nhện bắt đầu dệt tổ để bảo vệ ấu trùng một cách cần mẫn và liên tục trong suốt 10h đồng hồ. Khi tổ đã xây xong, ấu trùng ong sẽ ngay lập tức giết chết nạn nhân vì đã "hết giá trị lợi dụng".
Theo Keizo Takasuka, người trực tiếp thực hiện nghiên cứu, đây là một trong những hành vi điều khiển con mồi tàn ác nhất.
Nhện cần mẫn dệt kén cho ấu trùng trên lưng
Các nhà nghiên cứu cho biết, ong có thể kiểm soát nhện là nhờ một hóa chất kiểm soát. Chất này hoạt động giống như hormone, đã phản ứng với hệ thống nội tiết của nhện, khiến chúng thực hiện các hành vi như xây tổ trong vô thức. Đặc biệt, những sợi tơ do “nhện zombie” dệt có mức độ dai chắc hơn gấp 40 lần bình thường.
Tơ được dệt bởi nhện zombie có mức độ dai chắc hơn gấp 40 lần so với thông thường
Khi tổ được hoàn tất, ấu trùng sẽ ngay lập tức giết chết nhện, sau đó tạo kén ở ngay trung tâm tổ. Máu và ruột của nạn nhân sẽ được rút dần làm chất dinh dưỡng.
Mối quan hệ tàn nhẫn này thực chất đã được phát hiện từ lâu. Tuy nhiên, đây là lần đầu tiên khả năng và mức độ điều khiển cơ thể được làm rõ.
Các khoa học gia cho rằng, khám phá ra việc nhện có thể tăng cường khả năng xây kén khi trở thành nô lệ của ong là một thành công lớn của giới sinh vật học. Theo chuyên gia nghiên cứu ong Mark Shaw: "Khám phá này về việc tăng cường khả năng của con mồi khi bị nô lệ hóa là hoàn toàn mới mẻ, ấn tượng và bất ngờ”.
Việc điều khiển con mồi là không mới trong giới sinh vật. Các khoa học gia từng giải mã loài nấm điều khiển não kiến, hay loài sâu bướm biến kiến thành vệ sĩ bảo vệ ấu trùng.
Hãy cùng đến với video sau đây để thấy rõ hơn quá trình này.

Bí mật của loài kiến sống ung dung tự tại ở sa mạc Sahara
Cái nắng, cái nóng như thiêu như đốt ở sa mạc nóng nhất thế giới có vẻ "chẳng nhằm nhò" gì với những chú kiến bạc Sahara.

Kỳ lạ loài "cây đi bộ" duy nhất trên thế giới
Socratea exorrhiza có lẽ là loài cây di động duy nhất trên thế giới. Hệ thống phức tạp của rễ cây hoạt động như chân, giúp cây liên tục di chuyển về phía ánh sáng mặt trời khi chuyển mùa.

Kỳ lạ loài nấm “che mặt” như mỹ nhân, quý hiếm nhất Việt Nam
Nấm Tâm Trúc là một trong những loài nấm quý hiếm nhất Việt Nam bên cạnh nấm linh chi, nấm Thái Dương, nấm Thượng Hoàng...

Demodex - Loài rận chuyên ký sinh trên... da mặt người
Bạn không cần cảm thấy ngứa ngáy khi đọc thông tin này. Theo các nhà nghiên cứu, loài rận Demodex dường như không gây hại với cơ thể người và có lẽ bất kỳ ai đang sống cũng đều có chúng ở trên mặt mình.

Các loài côn trùng nguy hiểm nhất thế giới
Muỗi, ong bắp cày ở trong số những loài bọ nguy hiểm nhất thế giới. Khi đốt, chúng truyền bệnh hoặc nọc độc làm chết người.

Các loài muỗi "kinh dị" không thèm hút máu người
Muỗi tuyết, muỗi nước, muỗi vằn Midge... là những loài muỗi không hút máu người nhưng rất hay bị con người "tàn sát".
