Ong bắp cày châu Á trở thành nỗi sợ của châu Âu

Người Pháp huy động cả máy bay không người lái trong nỗ lực triệt phá ong bắp cày châu Á, nhưng họ vẫn chưa thu được kết quả đáng kể nào.

Ong bắp cày châu Á oanh tạc Pháp

Theo AFP, những con ong bắp cày châu Á xuất hiện tại Pháp cách đây 10 năm, khi chúng theo chân một lô hàng gốm sứ từ Trung Quốc. Kể từ đó, chúng đã hoành hành tại hơn một nửa đất nước.

Ong bắp cày châu Á trở thành nỗi sợ của châu Âu
Ong bắp cày khổng lồ châu Á có chiều dài gần 5cm. (Ảnh: Daily Mail)

Ong bắp cày châu Á là “kẻ thù chung” tại nhiều vùng nước Pháp. Theo các chuyên gia, chúng "xơi tái" những con ong bản địa và đe dọa sự đa dạng sinh học. Chúng là một loài côn trùng thuộc khu vực ôn đới và nhiệt đới Đông Á. Với chiều dài gần 5 cm, ong bắp cày châu Á là loài ong lớn nhất và nguy hiểm nhất. Nọc độc của chúng tấn công vào hệ thần kinh và đe dọa tính mạng nếu không điều trị kịp thời sau khi bị đốt.

“Chúng phát triển với số lượng lớn và gây ra nhiều rắc rối”, ông Eric Darrouzet, một nhà sinh học thuộc Viện Nghiên cứu Sinh học Côn trùng (IRBI), cho biết, song nhấn mạnh rằng giới khoa học đang đưa ra nhiều giải pháp.

Etienne Roumailhac, chuyên gia về côn trùng cho hay ông cảm thấy quá mệt mỏi khi mỗi ngày phải triệt phá ít nhất 6 tổ ong bắp cày châu Á tại vùng Landes trên bờ biển Đại Tây Dương. Mỗi tổ ong chứa hàng ngàn con.

“Tôi thấy chúng ở khắp nơi, từ vườn, hộp thư, bộ tản nhiệt ở xe, tới các thùng tưới nước. Nơi đây chuẩn bị thành vùng hoang dã”, ông nói. Số lượng ong bắp cày đạt đỉnh điểm vào giữa mùa hè. Mỗi tổ ong dài 20cm hoặc thậm chí là 70cm và nằm trên cây.

Danh sách đen

Ong bắp cày châu Á trở thành nỗi sợ của châu Âu
Một người dân Pháp cho phóng viên xem tổ của ong bắp cày châu Á. (Ảnh: Redorbit)

Roumailhac đã thử huy động máy bay không người lái (UAV) để tiêu diệt những con ong khổng lồ. Tuy nhiên, quá trình hoạt động của phương tiện này gặp khó khăn khi triển khai tại khu vực đô thị. Chúng cũng dễ mắc vào các nhánh cây và việc xin giấy phép sử dụng UAV không dễ dàng. Roumailhac chủ yếu sử dụng cần câu tay để phun thuốc trừ sâu vào tổ của loài ong này.

Thậm chí, Francis Ithurburu, một người nuôi ong nghiệp dư tại thị trấn Biscarrosse đã huy động những chú gà trong nỗ lực ngăn cản sự "phá phách" của loài ong khổng lồ. Tuy nhiên, mọi chuyện không thành công.

Năm 2012, Pháp đã liệt loài ong bắp cày châu Á vào danh sách “một trong số những loài côn trùng nhiệt đới, gây hại cho nghề nuôi ong”. Năm ngoái, chính phủ Pháp đã tạm thời cho phép người dân sử dụng lưu huỳnh dioxide, một chất hóa học có thể gây ra các vấn đề hô hấp cho con người, để tiêu diệt loại ong nguy hiểm.

Tuy nhiên, ong bắp cày đã “vượt biên” qua Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Italy và Bỉ. Hồi tháng 4, Anh đã liệt ong châu Á vào danh sách đen những sinh vật gây chết người bởi họ lo ngại chúng sẽ sớm vượt qua eo biển và tới sinh sống tại các bờ biển của đất nước. Trong giai đoạn nguy cấp, báo giới Anh đưa tin 6 người Pháp đã thiệt mạng do các vết cắn của “sát thủ ong”.

Diệt ong bắp cày bằng "chiến tranh sinh học"

Ong bắp cày châu Á trở thành nỗi sợ của châu Âu
Một người nuôi ong cầm tổ của ong bắp cày châu Á trong một khu vườn gần Parempuyre. (Ảnh: AFP)

“Đây là loài động vật có khả năng thích nghi cao và tồn tại ở khắp mọi nơi. Thức ăn của chúng là ong bắp cày, ruồi, bọ cánh cứng và nhiều loại côn trùng thụ phấn tự nhiên khác”, Franck Muller, chuyên gia nghiên cứu về ong bắp cày châu Á thuộc Viện Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên tại Paris, nói.

Theo ông Muller, việc người dân tự làm bẫy bằng đường chẳng những không phát huy tác dụng đối với những con ong châu Á, mà còn giết chết loài ong bản địa. Một số chất độc hại đã giết hại từ 100 đến 1.000 con ong bản địa, ong bắp cày hay các loài côn trùng thụ phấn khác.

Trong quá trình tìm kiếm giải pháp triệt những con ong bắp cày châu Á, nhà sinh vật học Darrouzet cho biết rằng, năm ngoái, IRBI đã phát hiện một loài ấu trùng có đặc tính hung hăng mang tên Conops Vesicularis. Chúng sống ký sinh trên bụng của ong chúa. Mỗi lần ong chúa ấp trứng, ấu trùng sẽ ăn ngấu nghiến loài ong.

Mặc dù các chuyên gia vẫn đang nghiên cứu, song ông Darrouzet đặc biệt đánh giá cao về phương pháp “chiến tranh sinh học”. Ông đã tiến hành nhiều cuộc thử nghiệm và cho rằng đây là lựa chọn chính xác 100% nhằm tiêu diệt loài ong bắp cày châu Á. Theo các nhà sinh vật học, phương pháp này sẽ được áp dụng vào năm 2015.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Loại bơ lớn nhất thế giới giá gần 300.000 đồng một quả

Loại bơ lớn nhất thế giới giá gần 300.000 đồng một quả

Bơ khổng lồ có kích thước lớn gấp 5 quả bơ thường này đang được bán đắt hàng tại Australia, dù có giá tới 12 USD (hơn 270.000 đồng) một quả.

Đăng ngày: 23/07/2018
Sputnik - con virus gây sốc cho toàn bộ giới nghiên cứu khoa học bằng cách kí sinh lên… một virus khác

Sputnik - con virus gây sốc cho toàn bộ giới nghiên cứu khoa học bằng cách kí sinh lên… một virus khác

Cuối thế kỉ 19, nhân loại lần đầu tiên khám phá ra một dạng sống mới có tên virus. Từ đó đến nay, những thực thể nhỏ bé này đã đưa chúng ta hết từ bất ngờ này sang bất ngờ khác, bởi chẳng con nào giống con nào.

Đăng ngày: 22/07/2018
Những điều bạn cần biết về vi khuẩn ăn thịt người có trong hàu sống

Những điều bạn cần biết về vi khuẩn ăn thịt người có trong hàu sống

Theo FDA, vi khuẩn Vibrio thường gây ra các triệu chứng tiêu hóa như tiêu chảy, nôn mửa và đau bụng.

Đăng ngày: 21/07/2018
Phát hiện 2 loài hoa lan mới tuyệt đẹp ở Lào Cai và Khánh Hòa

Phát hiện 2 loài hoa lan mới tuyệt đẹp ở Lào Cai và Khánh Hòa

Các nhà khoa học của Viện Sinh học nhiệt đới thuộc Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam vừa phát hiện ra 2 loài hoa lan mới, có vẻ đẹp khá độc đáo.

Đăng ngày: 20/07/2018
Loài cây này có thể sẽ là “cứu tinh” cho Trái đất của chúng ta!

Loài cây này có thể sẽ là “cứu tinh” cho Trái đất của chúng ta!

Loài cây được nhắc đến chính là cây Kiri, một loài thực vật bản địa của Nhật Bản.

Đăng ngày: 19/07/2018
Khám phá bất ngờ về cây dâm bụt

Khám phá bất ngờ về cây dâm bụt

Dâm bụt là loài cây dễ sống, thường được trồng làm hàng rào và cho hoa màu đỏ thắm khá đẹp.

Đăng ngày: 19/07/2018
Điều không ngờ về loài xương rồng dị dạng, trị giá hàng tỷ đồng

Điều không ngờ về loài xương rồng dị dạng, trị giá hàng tỷ đồng

Cây xương rồng dị dạng nhưng có giá trị tới hàng tỷ đồng này là giống cây hiếm Haageocereus tenuis, dự kiến sẽ bị tuyệt chủng vào năm 2024.

Đăng ngày: 19/07/2018
Tiêu điểm
Khoa Học News