Ong bắp cày tử chiến với nhện, cò rình rập mổ cả hai

Khi trận chiến giữa ong bắp cày và nhện kết thúc, cò trắng bỗng xuất hiện ăn thịt cả hai con.

Trong video quay tại Sydney, Australia hồi đầu tháng 6, một con ong bắp cày sa mạc săn được một con nhện lớn sau trận chiến quyết liệt. Bằng nọc độc của mình, ong bắp cày khiến con nhện tê liệt và tha con mồi về tổ để làm thức ăn dự trữ của con non. Tuy nhiên, sự xuất hiện của một con cò quăm trắng đã phá vỡ kế hoạch của ong, theo National Geographic.

Trong lúc con ong bắp cày mải mê tha chiến lợi phẩm về tổ, nó không may bị cò quăm phát hiện. Cò lập tức ra tay, khiến ong bắp cày vừa mất con mồi vừa phải trả giá bằng tính mạng.

Ong bắp cày tử chiến với nhện, cò rình rập mổ cả hai
Cò quăm lập tức ra tay, khiến ong bắp cày vừa mất con mồi vừa phải trả giá bằng tính mạng.

Ong bắp cày sa mạc và nhện thợ săn là hai loài động vật không xương sống có độc sống ở nhiều nơi trên khắp Australia. Ngòi chứa nọc độc gây tê liệt thường giúp ong chiến thắng khi giáp mặt nhện thợ săn to lớn.

Vào mùa đẻ trứng, ong bắp cày thường săn nhện để tha về tổ, đẻ một quả trứng vào thân nhện. Ấu trùng ong sau khi nở sẽ ăn thịt nhện từ trong ra ngoài, chừa các nội tạng quan trọng ăn sau cùng để giữ thịt nhện tươi sống.

Cò quăm trắng Australia thường được phát hiện quanh các vùng đất ẩm ướt. Do môi trường sống bị con người tác động, ngày càng nhiều cò quăm xuất hiện ở các thành phố lớn, tìm kiếm thức ăn trong các bãi rác và săn cả nhện lẫn ong bắp cày.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Chim khổng lồ bay về thăm ân nhân cứu mạng lúc nhỏ

Chim khổng lồ bay về thăm ân nhân cứu mạng lúc nhỏ

Chú thần ưng California - loài chim lớn nhất Bắc Mỹ - dang rộng đôi cánh để được ân nhân ôm vào lòng trong giây phút hội ngộ.

Đăng ngày: 15/06/2017
Ốc sên 6.000 răng to bằng nắm tay ăn sống sâu đất

Ốc sên 6.000 răng to bằng nắm tay ăn sống sâu đất

Con ốc sên New Zealand thể hiện tốc độ săn mồi chớp nhoáng khi siết ngạt và nuốt chửng sâu đất dài gấp nhiều lần.

Đăng ngày: 14/06/2017
Cá mập ma trữ tinh trùng của con đực để dùng dần

Cá mập ma trữ tinh trùng của con đực để dùng dần

Cá mập ma cái có bộ phận đặc biệt trong cơ thể để lưu trữ tinh trùng con đực phục vụ cho những lần thụ tinh tiếp theo.

Đăng ngày: 13/06/2017
Giật mình loài

Giật mình loài "cá mọc lông" khiến giới khoa học "đau đầu"?

Loài cá mọc lông như động vật khiến các nhà khoa học

Đăng ngày: 12/06/2017
Lao lên đường băng cắn máy bay, cá sấu trả giá đắt

Lao lên đường băng cắn máy bay, cá sấu trả giá đắt

Một con cá sấu ở Mỹ bị máy bay chẹt chết khi bò lên đường băng tấn công chiếc phi cơ đang hạ cánh.

Đăng ngày: 10/06/2017
Quên Piranha đi! Đây mới là sinh vật nguy hiểm nhất rừng rậm Amazon

Quên Piranha đi! Đây mới là sinh vật nguy hiểm nhất rừng rậm Amazon

Rừng rậm Amazon đang thực sự gặp nguy cấp vì sinh vật này, còn khoa học thì vò đầu bứt tai đi tìm giải pháp.

Đăng ngày: 03/06/2017
Rắn đen oằn mình nôn ra đồng loại còn sống bên lề đường

Rắn đen oằn mình nôn ra đồng loại còn sống bên lề đường

Một con rắn đen dài quằn quại cố nôn ra đồng loại còn sống, gây sốc cho đôi vợ chồng người Mỹ vô tình chứng kiến.

Đăng ngày: 31/05/2017
Tiêu điểm
Khoa Học News