Ống hút làm từ vỏ xoài có thể phân hủy sinh học

Hằng năm có đến hơn năm mươi triệu tấn xoài được trồng trọt trên khắp thế giới, nhưng đến nay, vỏ của chúng thường bị bỏ đỉ hoặc rất ít được sử dụng. Hai sinh viên đại học ở Mexico đã giành được vị trí cao nhất ở hội chợ khoa học đại học với phương pháp sáng tạo biến vỏ của trái cây thành ống hút có thể phân hủy sinh học.

Ống hút làm từ vỏ xoài có thể phân hủy sinh học
Ống hút từ vỏ xoài được các sinh viên làm ra.

Itzel Paniagua và Alondra Montserrat Lopez nói rằng động lực thúc đẩy họ là mong muốn bảo vệ môi trường và ngăn chặn thiệt hại cho hệ sinh thái của thế giới do nhựa gây ra.

Ống hút làm từ vỏ xoài có thể phân hủy sinh học
Vỏ xoài và một số loại lá được xay mịn.

Trong hơn một năm nghiên cứu và thực hiện ở Trường Khoa học và Nhân văn (CCH), họ đã tìm ra phương pháp để pha trộn và nghiên cứu, xử lý với các loại lá.

Kết quả cuối cùng là một tấm bột khô mỏng có thể cuộn vào thành ống và dán mép kín, tạo ra ống hút.

Ống hút làm từ vỏ xoài có thể phân hủy sinh học
Hỗn hợp sau khi xay mịn, được làm mỏng, sấy khô và cuốn thành hình ống
và dán bằng chất kết dính tự nhiên.

Alondra Montserrat Lopez nói: “Nó giống như một chiếc ống hút bình thường chỉ dày hơn một chút, có màu giữa vàng và nâu. Nó có mùi xoài nhưng sử dụng với thức uống thì nó không có hương vị”.

Ống hút làm từ vỏ xoài có thể phân hủy sinh học
Kết quả cuối cùng là một ống hút uống có thể được sử dụng (trong hình) và sẽ phân hủy tự nhiên trong môi trường.

“Chúng tôi đã phải làm một số điều tra và thử nghiệm; Chúng tôi đã gặp nhiều khó khăn, nhưng cuối cùng chúng tôi đã thành công”, các sinh viên UNAM nói. “Còn bây giờ chúng tôi muốn trường hỗ trợ để dự án tiếp tục cho đến khi nó được thương mại hóa”. UNAM, Đại học Tự trị Quốc gia México, được thành lập năm 1910, là một trường đại học nghiên cứu công nằm thủ đô México, México. UNAM được UNESCO công nhận là di sản thế giới.

Ống hút làm từ vỏ xoài có thể phân hủy sinh học
Hai sinh viên Itzel Paniagua (L) và Alondra Montserrat Lopez (phải).

Rác thải nhựa và ống hút là mối đe dọa đối với môi trường, với khả năng tự phân hủy trong tự nhiên, bảo đảm là chúng tồn tại trong tự nhiên trong hàng trăm năm. Những hình ảnh khủng khiếp cho thấy động vật đang vật lộn để đối phó với dòng chất thải của con người. Rùa và các sinh vật biển khác đang ăn ống hút nhựa và túi đựng hàng sau khi nhầm chúng với thức ăn, cá heo và cá mập đang chết sau khi bị mắc vào lưới đánh cá cũ, và những con chim đang làm tổ bằng nhựa.

Sự thay đổi đang được tiến hành rộng rãi để tìm cách giảm thiểu tác động của con người đối với thế giới tự nhiên, bao gồm các giải pháp thay thế như phân hủy sinh học và tìm cách tăng hiệu quả tái chế.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Sông băng trên núi New Zealand chuyển màu đỏ

Sông băng trên núi New Zealand chuyển màu đỏ

Nạn cháy rừng nghiêm trọng hoặc bão bụi mạnh ở Australia có thể là nguyên nhân khiến các sông băng chuyển màu khác thường.

Đăng ngày: 06/12/2019
Bão số 7 giật cấp 13, đang tiến gần vào quần đảo Trường Sa

Bão số 7 giật cấp 13, đang tiến gần vào quần đảo Trường Sa

Hồi 04 giờ ngày 05/12, vị trí tâm bão ở vào khoảng 14,9 độ Vĩ Bắc; 115,2 độ Kinh Đông, cách đảo Song Tử Tây (quần đảo Trường Sa) khoảng 410km về phía Bắc Đông Bắc.

Đăng ngày: 05/12/2019
Bão Kammuri đi vào biển Đông, trở thành cơn bão thứ 7 trong năm nay

Bão Kammuri đi vào biển Đông, trở thành cơn bão thứ 7 trong năm nay

Hồi 07 giờ ngày 04/12, vị trí tâm bão ở vào khoảng 14,1 độ Vĩ Bắc; 117,7 độ Kinh Đông, cách đảo Song Tử Tây (quần đảo Trường Sa) khoảng 480km về phía Đông Đông Bắc.

Đăng ngày: 04/12/2019
Hóa ra xe điện cũng làm ô nhiễm môi trường: Làm sao để xử lý hết được pin thải?

Hóa ra xe điện cũng làm ô nhiễm môi trường: Làm sao để xử lý hết được pin thải?

Thiếu đi khâu tái chế, pin thải của những chiếc xe điện có thể biến thành một núi rác.

Đăng ngày: 03/12/2019
COP 25: Khủng hoảng khí hậu lên đến cực điểm

COP 25: Khủng hoảng khí hậu lên đến cực điểm

Hội nghị Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu lần thứ 25 (COP25) diễn ra tại Madrid từ ngày 2-13/12/2019 trong bối cảnh thế giới đang chứng kiến những tác động khủng khiếp của tình trạng ấm lên toàn cầu.

Đăng ngày: 03/12/2019
Bão Kammuri đổ bộ vào Philippines trong đêm, ít nhất 1 người chết

Bão Kammuri đổ bộ vào Philippines trong đêm, ít nhất 1 người chết

Ít nhất 1 người thiệt mạng khi bão Kammuri đổ bộ vào đảo chính Luzon, đảo đông dân nhất và lớn nhất của Philippines vào cuối ngày 2/12.

Đăng ngày: 03/12/2019
Bãi biển Ấn Độ phủ bọt trắng xóa do ô nhiễm

Bãi biển Ấn Độ phủ bọt trắng xóa do ô nhiễm

Người dân phát hiện bãi biển Marina, thành phố Chennai, bốc mùi hăng và xuất hiện rất nhiều bọt vào cuối tuần trước.

Đăng ngày: 03/12/2019
Tiêu điểm
Khoa Học News