Ong mật quên đường về tổ vì thuốc trừ sâu

Ủy ban châu Âu (EC) hôm qua yêu cầu các nước thành viên hạn chế sử dụng một số loại thuốc trừ sâu có khả năng gây hại cho ong mật.

>>> Điều tra cái chết của 20.000 con ong

Ong mật đóng vai trò quan trọng đối với hoạt động sản xuất nông nghiệp. Chẳng hạn, các chuyên gia ước tính ong mật tạo ra 200 triệu bảng cho nền kinh tế Anh mỗi năm. Nhưng giờ đây số lượng các đàn ong liên tục giảm một cách bí ẩn tại châu Âu và Mỹ trong suốt một thập kỷ qua. Riêng tại Anh, 20% đàn ong biến mất trong năm 2008.

Một số nghiên cứu chỉ ra rằng thế hệ thuốc trừ sâu neonicotinoid là một trong những thủ phạm khiến số lượng ong giảm. Thế hệ thuốc trừ sâu neonicotinoid được sử dụng phổ biến từ thập niên 90 do, khác với những loại thuốc trừ sâu khác, chúng dường như không gây hại đối với động vật hữu nhũ. Tuy nhiên, các nhà khoa học khẳng định chất neonicotinoid trong phấn hoa phá hủy hệ thần kinh của ong non, khiến chúng dễ nhiễm bệnh và không thể nhớ đường trở về tổ.


Nếu ong ăn phấn hoa nhiễm chất neonicotinoid, hệ thần kinh của chúng sẽ bị
phá hủy khiến chúng không thể nhớ đường về tổ nếu bay ra ngoài. (Ảnh: SPL)

Vì thế, EC kêu gọi các nước thành viên chỉ cho phép người dân phun những loại thuốc trừ sâu chứa chất đó lên những loại cây không hấp dẫn đối với ong. Ngoài ra EC còn muốn cấm bán những hạt giống được xử lý bằng neonicotinoid, BBC đưa tin.

Ông Tonio Borg, Cao ủy phụ trách chính sách về sức khỏe và tiêu dùng, cho rằng châu Âu phải hành động "một cách quyết đoán và nhanh chóng" để bảo vệ tương lai của các loài ong trong bối cảnh số lượng của chúng đang giảm mạnh.

Trước đó, cũng trong tháng này, Cơ quan An toàn Thực phẩm châu Âu (EFSA) đã ban hành hướng dẫn về việc sử dụng chất neonicotinoids, chất mà họ cho là gây hại cho ong nếu con người phun nó lên những bông hoa.

Frederic Vincent, người phát ngôn của EC, nói rằng các quan chức đã xem xét các bằng chứng khoa học trước khi đưa ra kiến nghị.

"Chúng tôi đã yêu cầu EFSA cung cấp kết quả đánh giá khoa học đối với chất neonicotinoid. Họ nói đó là chất có thể gây hại cho ong", ông phát biểu.

Pháp, Đức và Slovenia đã cấm sử dụng những thuốc trừ sâu chứa neonicotinoid. EC muốn các nước còn lại hạn chế những loại thuốc trừ sâu đó từ tháng 6 hoặc 7, sau đó hai năm họ sẽ đánh giá hiệu quả của biện pháp này.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Kỳ lạ loài nấm “che mặt” như mỹ nhân, quý hiếm nhất Việt Nam

Kỳ lạ loài nấm “che mặt” như mỹ nhân, quý hiếm nhất Việt Nam

Nấm Tâm Trúc là một trong những loài nấm quý hiếm nhất Việt Nam bên cạnh nấm linh chi, nấm Thái Dương, nấm Thượng Hoàng...

Đăng ngày: 02/04/2025
Demodex - Loài rận chuyên ký sinh trên... da mặt người

Demodex - Loài rận chuyên ký sinh trên... da mặt người

Bạn không cần cảm thấy ngứa ngáy khi đọc thông tin này. Theo các nhà nghiên cứu, loài rận Demodex dường như không gây hại với cơ thể người và có lẽ bất kỳ ai đang sống cũng đều có chúng ở trên mặt mình.

Đăng ngày: 26/03/2025
Các loài côn trùng nguy hiểm nhất thế giới

Các loài côn trùng nguy hiểm nhất thế giới

Muỗi, ong bắp cày ở trong số những loài bọ nguy hiểm nhất thế giới. Khi đốt, chúng truyền bệnh hoặc nọc độc làm chết người.

Đăng ngày: 26/03/2025
Các loài muỗi

Các loài muỗi "kinh dị" không thèm hút máu người

Muỗi tuyết, muỗi nước, muỗi vằn Midge... là những loài muỗi không hút máu người nhưng rất hay bị con người "tàn sát".

Đăng ngày: 21/03/2025
Các loài côn trùng

Các loài côn trùng "ăn xác chết" khiến bạn dựng tóc gáy

Những sinh vật nhỏ bé ruồi bọ cạp, giòi đuôi chuột... này có sở thích kỳ lạ - "dọn dẹp" tử thi.

Đăng ngày: 19/03/2025
Ngắm nghía loài cây

Ngắm nghía loài cây "quái vật nước dãi" xanh lè

Trên dãy núi Andes hàng nghìn tuổi tồn tại một loài thực vật có bề ngoài kì lạ đến mức mà có thể khiến chúng ta nhầm tưởng rằng chúng không thuộc về Trái đất này.

Đăng ngày: 18/03/2025
14 cây có tuổi thọ lâu đời hơn cả nền văn minh nhân loại

14 cây có tuổi thọ lâu đời hơn cả nền văn minh nhân loại

Nhiều cây cổ thụ có tuổi thọ lâu đời hơn cả nền văn minh loài người, sống sót sau nhiều biến đổi địa chất và khí hậu trên Trái Đất.

Đăng ngày: 18/03/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News