Ong nghệ Franklin có thể đã tuyệt chủng

Chuyên gia về côn trùng thụ phấn Robbin Thorp, giáo sư danh dự về côn trùng học tại Đại học California, Davis, vừa trở về từ chuyến nghiên cứu đến miền Nam Oregon, và miền Bắc California để tìm kiếm loài ong nghệ Franklin nằm trong danh sách những loài vật bị đe dọa nghiêm trọng.

Không may mắn. Ông không tìm thấy bất cứ con ong nào.

Mỗi năm kể từ 1998, Thorp luôn thực hiện những chuyến khảo sát khoa học đến khu vực phân bố hạn hẹp của loài ong nghệ. Mỗi năm, ông thực hiện từ 3 đến 5 chuyến đi kéo dài trong vài ngày.

Năm 1998, ông phát hiện thấy 100 con ong nghệ Franklin (Bombus franklini). Thorp cho biết: “Loài ong này khá phổ biến vào thời điểm đó. Nó nằm trong top 10 đến 20 loài tôi tìm kiếm”.

Nhưng kể từ năm 2004, Thorp mới chỉ nhìn thấy một con duy nhất. “Lần cuối cùng tôi nhìn thấy loài ong này là vào tháng 8, 2006 tại Mt. Ashland, tôi đã nhìn thấy một con ong thợ duy nhất”.

Ong nghệ Franklin là một loài côn trùng có mặt màu đen đặc biệt, với phần màu vàng trên ngực và phía trên đầu. “Nó có phần bụng hoàn toàn đen và một hình chữ U ngược màu đen trên phần ngực màu vàng”.

Ông lo rằng ong nghệ Franklin có thể đã tuyệt chủng, và các loài ong nghệ khác cũng đang ở bên bờ tuyệt chủng.

Thorp, thành viên của Hội đồng khoa học California từ năm 1986, thảo luận về “Tình cảnh tuyệt vọng của ong nghệ” từ 12:10 đến 1 p.m. ngày 27 tháng 5 tại 122 Briggs Hall, UC Davis. Bài thảo luận được truyền trực tuyến trong dự án của giáo sư côn trùng học James Carey thuộc Đại học California Davis, Hội đồng nghiên cứu tại Đại học California. 

Ong nghệ Franklin có thể đã tuyệt chủng. (Ảnh: PhysOrg)

Sự biến mất, và có thể là tuyệt chủng của loài ong nghệ Franklin, có mối liên hệ chặt chẽ với sự suy giảm trên diện rộng của các loài thụ phấn bản địa của Bắc Mỹ, Thorp cho biết, đây chính là mối lo ngại của xã hội. “Sự thiệt hại của một loài thụ phấn bản địa có thể là một mất mát đáng kể của hệ sinh thái, kinh tế, và nguồn cung cấp lương thực”.

“Một trong những lý do chính đặt ong nghệ Fraklin vào hoàn cảnh hiện nay đó là nó có giới hạn địa lý quá nhỏ bé. Nó có khu vực phân bố hạn hẹp nhất so với các loài ong nghệ khác tại Bắc Mỹ và có thể là trên toàn cầu. Khu vực phân bố của loài ong này kéo dài 190 dặm từ Bắc đến Nam và 70 dặm từ Đông sang Tây trong khu vực giữa miền Nam Oregon và miền Bắc California”.

Khu vực phân bố được biết đến của loài ong này bao gồm hạt Jackson, Douglas và Josephine tại Oregon và Siskiyou, cũng như hạt Trinity tại California. Nó sống ở độ cao từ 540 phút ở miền Bắc đến 6800 phút tại miền Nam.

Ong nghệ Franklin, được đặt tên theo Henry J. Franklin năm 1921, chuyên gia về ong nghệ tại Bắc và Nam Mỹ, thường lui lến những loài hoa như anh túc, đậu lupin, đậu tằm, hoa hồng dại, mâm xôi, cỏ ba lá, đậu hoa, bạc hà lá dài, và bạc hà hăng trong mùa kiếm ăn từ giữa tháng 5 đến hết tháng 12. Nó kiếm phấn hoa chủ yếu từ đậu lupin và anh túc, và kiếm mật hoa chủ yếu từ cây bạc hà.

Không chỉ có ong nghệ Franklin đang bị đe dọa nghiêm trọng. Loài ong nghệ miền Tây (Bombus occidentalis) và hai loài họ hàng ở miền Đông cũng đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng.

Ong nghệ thụ phấn khoảng 15% cây lương thực, với tổng trị giá khoảng 3 tỷ đôla. Động vật hoang dã, bao gồm chim, nai sừng tấm, hươu và gấu phụ thuộc vào sự thụ phấn hoa quả, đậu và quả mọng để sinh tồn.

Thorp kết luận: “Chúng ta đang phát huy và thay đổi môi trường sống của các loài côn trùng thụ phấn bản địa”. 

Loading...
TIN CŨ HƠN
Kỳ lạ loài nấm “che mặt” như mỹ nhân, quý hiếm nhất Việt Nam

Kỳ lạ loài nấm “che mặt” như mỹ nhân, quý hiếm nhất Việt Nam

Nấm Tâm Trúc là một trong những loài nấm quý hiếm nhất Việt Nam bên cạnh nấm linh chi, nấm Thái Dương, nấm Thượng Hoàng...

Đăng ngày: 02/04/2025
Cận cảnh loại bướm có tên trong sách đỏ Việt Nam

Cận cảnh loại bướm có tên trong sách đỏ Việt Nam

Theo “Sách đỏ Việt Nam”, bướm khế có tên khoa học là Attacus atlas, cấp độ đe dọa xếp vào mức R (Rare: Hiếm, có thể sẽ nguy cấp). Loài bướm này được ghi nhận có kích thước lớn nhất ở nước ta và trên thế giới.

Đăng ngày: 28/03/2025
Demodex - Loài rận chuyên ký sinh trên... da mặt người

Demodex - Loài rận chuyên ký sinh trên... da mặt người

Bạn không cần cảm thấy ngứa ngáy khi đọc thông tin này. Theo các nhà nghiên cứu, loài rận Demodex dường như không gây hại với cơ thể người và có lẽ bất kỳ ai đang sống cũng đều có chúng ở trên mặt mình.

Đăng ngày: 26/03/2025
Các loài côn trùng nguy hiểm nhất thế giới

Các loài côn trùng nguy hiểm nhất thế giới

Muỗi, ong bắp cày ở trong số những loài bọ nguy hiểm nhất thế giới. Khi đốt, chúng truyền bệnh hoặc nọc độc làm chết người.

Đăng ngày: 26/03/2025
Các loài muỗi

Các loài muỗi "kinh dị" không thèm hút máu người

Muỗi tuyết, muỗi nước, muỗi vằn Midge... là những loài muỗi không hút máu người nhưng rất hay bị con người "tàn sát".

Đăng ngày: 21/03/2025
Các loài côn trùng

Các loài côn trùng "ăn xác chết" khiến bạn dựng tóc gáy

Những sinh vật nhỏ bé ruồi bọ cạp, giòi đuôi chuột... này có sở thích kỳ lạ - "dọn dẹp" tử thi.

Đăng ngày: 19/03/2025
Ngắm nghía loài cây

Ngắm nghía loài cây "quái vật nước dãi" xanh lè

Trên dãy núi Andes hàng nghìn tuổi tồn tại một loài thực vật có bề ngoài kì lạ đến mức mà có thể khiến chúng ta nhầm tưởng rằng chúng không thuộc về Trái đất này.

Đăng ngày: 18/03/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News