Peru khôi phục cầu dây 500 năm tuổi của người Inca

Cây cầu dây Inca cuối cùng ở Peru bị sập hồi tháng 3 đã được khôi phục nhằm bảo tồn di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại.

Cầu Q’eswachaka được người Inca xây dựng cách đây hơn 500 năm như một phần của con đường mòn Qhapaq Ñan và là cây cầu dây cuối cùng thuộc loại này được lưu giữ cho đến nay nhờ các nỗ lực bảo tồn bền bỉ của bốn cộng đồng người Quechua bản địa.


Người Quechua khôi phục cầu dây Q’eswachaka bị sập trên thung lũng sông ở Peru. (Video: AFP).

"Nó là một biểu tượng lịch sử của Peru cổ đại và là ví dụ điển hình về tính liên tục của truyền thống văn hóa đã tồn tại từ thời tiền Tây Ban Nha", nhà nhân chủng học Luis Guillermo Lumbreras, cựu tổng giám đốc Viện Văn hóa Quốc gia Peru, nhấn mạnh.

Việc cải tạo cầu dây Inca diễn ra hàng năm, trong khoảng thời gian từ tháng 5 đến tháng 6. Tuy nhiên, lệnh phong tỏa do đại dịch vào năm ngoái đã cản trở công việc thay mới dây thừng xuống cấp, khiến nó bị sập vào ngày 23/3 năm nay.

Trong một tuyên bố vào hôm 16/6, Thống đốc thành phố Cusco Jean Paul Benavente cho biết cầu Q’eswachaka đã được khôi phục lại trạng thái ban đầu sau ba tháng tạm ngừng hoạt động. Khoảng 1.000 cư dân từ các cộng đồng lân cận ở Cusco đã thay thế cấu trúc hư hỏng của cây cầu bằng dây thừng mới. Toàn bộ công việc chỉ kéo dài trong ba ngày.

Công việc mang tính cộng đồng và có sự tham gia của cả nam giới và nữ giới. Những người đàn ông phụ trách lắp ráp cấu trúc, trong khi phụ nữ đan và dệt những sợi dây.


Những người phụ nữ bản địa bện dây thừng từ sợi cỏ ichu. (Ảnh: National Geographic).

"Các thế hệ người Quechua kế thừa kiến thức và trí tuệ của tổ tiên đã giúp chúng ta bảo tồn cây cầu Q'eswachaka, một biểu tượng cho kỹ thuật Inca phi thường khiến cả thế giới kinh ngạc", Benavente cảm ơn dân làng vì những nỗ lực của họ.

Cầu Q'eswachaka bắc qua thung lũng sông Apurímac hùng vĩ ở độ cao 3.700 m so với mực nước biển. Cấu trúc của cây cầu - dài 28 m và rộng chỉ hơn 1 m - được làm hoàn toàn bằng dây thừng bện từ sợi cỏ ichu, một loài thực vật đặc hữu của châu Mỹ.

Kỹ thuật xây dựng và bảo tồn cầu dây Inca của người Quechua đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại vào năm 2013. "Đó là một sự tôn vinh đối với những đóng góp của cộng đồng bản địa trong suốt nhiều thế kỷ để lưu giữ và sử dụng cây cầu", Lumbreras nói thêm.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Kinh ngạc kỹ thuật cổ xưa lấy gỗ có một không hai của người Nhật

Kinh ngạc kỹ thuật cổ xưa lấy gỗ có một không hai của người Nhật

Không cần chặt cây vẫn lấy được gỗ, kỹ thuật cổ xưa của người Nhật khiến thế giới kinh ngạc

Đăng ngày: 02/07/2025
Những thí nghiệm khoa học có thể làm tại nhà

Những thí nghiệm khoa học có thể làm tại nhà

Không khó để thực hiện, nguyên liệu dễ kiếm và kết quả thú vị là những thứ bạn sẽ được trải nghiệm thông qua thí nghiệm khoa học đơn giản trong bài viết này.

Đăng ngày: 02/07/2025
Ý nghĩa của những vạch màu trên tuýp kem đánh răng là gì?

Ý nghĩa của những vạch màu trên tuýp kem đánh răng là gì?

Chắc hẳn trong số chúng ta, ai cũng từng thắc mắc về cái vạch màu nhỏ phía cuối cùng tuýp kem đánh răng, mỹ phẩm...

Đăng ngày: 02/07/2025
Thời đi học của các thiên tài thế giới

Thời đi học của các thiên tài thế giới

Chắc chắn bạn sẽ vô cùng ngạc nhiên khi biết Edison luôn bị đội sổ trong lớp và bị đánh giá là "điên khùng, không nên ngồi học lâu hơn", Albert Einstein sợ run người khi phải đến trường, nhà phát minh vĩ đại Edison tự học là chính,...

Đăng ngày: 02/07/2025
8 siêu năng lực

8 siêu năng lực "quái dị" của cơ thể mà bạn chưa bao giờ nhận ra

Các bạn biết không, thực sự cơ thể của chúng ta kỳ diệu hơn các bạn nghĩ rất nhiều. Chúng ta có những "siêu năng lực" và vẫn sử dụng chúng hàng ngày, nhưng lại chưa bao giờ nhận ra điều đó.

Đăng ngày: 02/07/2025
Sau hơn 2.000 năm, bí ẩn cánh cửa địa ngục được hé mở

Sau hơn 2.000 năm, bí ẩn cánh cửa địa ngục được hé mở

Hai ngàn năm trước, các du khách cổ đại đã đến một ngôi đền Hi Lạp-La mã ở Hierapolis (ngày nay là Thổ Nhĩ Kỳ), nằm bên trên một chiếc hang được cho là cánh cổng dẫn tới thế giới bên kia.

Đăng ngày: 02/07/2025
1 tấc, 1 li, 1 phân, 1 thước bằng bao nhiêu mét, cm?

1 tấc, 1 li, 1 phân, 1 thước bằng bao nhiêu mét, cm?

Tấc, ly, phân, thước là những đơn vị đo chiều dài những đồ vật có kích thước nhỏ khá quen thuộc với người dân Việt Nam chúng ta thời kỳ Cổ Đại.

Đăng ngày: 02/07/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News