Phá bỏ cây xanh, thảm cỏ trên tuyến đường đẹp ở thủ đô

Đường Trần Duy Hưng (Cầu Giấy, Hà Nội) từng được xem là đẹp nhất thủ đô với dải phân cách bằng thảm cỏ rộng và hệ thống cây cảnh bắt mắt. Nhưng hạng mục này sẽ bị phá bỏ để mở rộng lòng đường, kết nối với hầm chui Trung Hòa.

Phá bỏ cây xanh, thảm cỏ trên tuyến đường đẹp ở thủ đô
Trong cuộc họp ngày 17/12 về việc tìm giải pháp giảm ùn tắc giao thông cuối năm, Phó giám đốc Sở Giao thông Hà Nội Nguyễn Xuân Tân cho biết sẽ tổ chức xén toàn bộ dải phân cách giữa tuyến đường Trần Duy Hưng (đoạn Hoàng Minh Giám - cầu vượt Nguyễn Chí Thanh) để mở rộng mặt đường, kết hợp tổ chức giao thông đồng bộ với thiết kế hầm chui Trung Hòa và cầu vượt Nguyễn Chí Thanh - đường Láng.

Phá bỏ cây xanh, thảm cỏ trên tuyến đường đẹp ở thủ đô
Phó giám đốc Sở cho hay đây là tuyến đường đẹp của thủ đô, nhưng từ hầm chui Trung Hòa đi lên (hướng đi Trần Duy Hưng) đâm vào dải phân cách giữa nên bắt buộc phải tháo dỡ. "Vì sự phát triển, phải chấp nhận loại bỏ cái không phù hợp", ông Tân nói và cho biết thêm đất ở giữa tuyến đường dành cho việc tổ chức giao thông, khi chưa thi công đường thì trồng hoa trồng cỏ.

Phá bỏ cây xanh, thảm cỏ trên tuyến đường đẹp ở thủ đô
Đường Trần Duy Hưng cùng với đường Nguyễn Chí Thanh, được khánh hoàn thiện và đưa vào hoạt động trên 10 năm qua, được coi là tuyến đường đẹp nhất, hiện đại nhất thủ đô thời điểm đó. Dải phân cách giữa tuyến đường là thảm cỏ rộng, được trang trí vườn hoa, cây cảnh.

Phá bỏ cây xanh, thảm cỏ trên tuyến đường đẹp ở thủ đô
Đoạn cuối nối với cầu vượt thảm cỏ xanh đã bị xén để làm lối dẫn lên cầu. Ông Nguyễn Hoàng Thanh ở Trung Kính (Cầu Giấy) nói: "Nhìn thảm cỏ xanh và hàng cau cảnh đẹp như thế này bị phá rất tiếc, nhưng vì sự phát triển của giao thông, tránh ùn tắc thì đây là việc nên làm".

Phá bỏ cây xanh, thảm cỏ trên tuyến đường đẹp ở thủ đô
Sáng 18/12, việc xén thảm cỏ dải phân cách giữa đã thực hiện khoảng 200m từ cửa hầm chui nút giao Trung Hòa (Big C) đến cổng vào của tòa nhà Grand Plaza.

Phá bỏ cây xanh, thảm cỏ trên tuyến đường đẹp ở thủ đô
Việc phá dỡ thảm cỏ và cây xanh ở dải phân cách giữa được làm vào ban đêm để tránh ùn tắc giao thông.

Phá bỏ cây xanh, thảm cỏ trên tuyến đường đẹp ở thủ đô
Tại đoạn đã phá dỡ xong, công nhân nhanh chóng đổ đất, cát để thi công làm đường.

Phá bỏ cây xanh, thảm cỏ trên tuyến đường đẹp ở thủ đô
Vào giờ cao điểm tại đoạn đường Trần Duy Hưng giao với Hoàng Minh Giám thường xuyên xảy ra ùn tắc kéo dài vì lòng đường bị thu hẹp. Theo Sở Giao thông Hà Nội, giai đoạn đầu khoảng 200 m dải phân cách nối với hầm chui sẽ hoàn thiện trước Tết. Trong quý I/2016, đoạn còn lại từ khách sạn Granplaza đến cầu vượt Trần Duy Hưng sẽ được hoàn thiện.

Phá bỏ cây xanh, thảm cỏ trên tuyến đường đẹp ở thủ đô
Tuyến hầm chui nút giao Trung Hòa về cơ bản đã hoàn thiện tới 80%, hai đường dẫn đang được đổ sỏi và một bên đã được trải nhựa.

Phá bỏ cây xanh, thảm cỏ trên tuyến đường đẹp ở thủ đô
Đoạn từ cổng siêu thị Big C đến ngã tư Trần Duy Hưng - Hoàng Minh Giám đang được hoàn thiện hệ thống dải phân cách giữa, đường dẫn đã được trải nhựa.

Phá bỏ cây xanh, thảm cỏ trên tuyến đường đẹp ở thủ đô
Phía tường bao của hầm chui, một số công nhân đang dùng máy để mài cho bề mặt bê tông bằng phẳng và lắp lan can. Theo lãnh đạo Ban quản lý dự án Thăng Long (chủ đầu tư), hầm chui Trung Hòa sẽ thông xe vào ngày 31/12, vượt tiến độ 6 tháng.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Mưa axit là gì? Tác hại của mưa axit như thế nào?

Mưa axit là gì? Tác hại của mưa axit như thế nào?

Mưa axit được phát hiện ra đầu tiên năm 1948 tại Thuỵ Điển. Mưa axit là hiện tượng nước mưa có độ chua (pH dưới 5,6) và trong thành phần nước mưa có nitơ và lưu huỳnh.

Đăng ngày: 18/10/2018
Dự án Ecobrick: tái chế nhựa làm gạch xây nhà, giải pháp hiệu quả bậc nhất thời điểm hiện tại

Dự án Ecobrick: tái chế nhựa làm gạch xây nhà, giải pháp hiệu quả bậc nhất thời điểm hiện tại

Một cách tuyệt vời để tái chế thứ rác thải nhựa độc hại, khó phân hủy. Dưới hình dạng những viên gạch ecobrick, ta bắt chúng tiếp tục phục vụ cuộc sống cho tới cuối vòng đời của nhựa thì thôi!

Đăng ngày: 22/07/2018
Tại sao bão thường theo hướng Tây -Tây Bắc?

Tại sao bão thường theo hướng Tây -Tây Bắc?

Dự báo hướng di chuyển của bão cũng giống như dự báo tốc độ di chuyển được xác định là hướng di chuyển trung bình (hướng chủ đạo) của cơn bão trong thời hạn 12h hoặc 24h.

Đăng ngày: 21/07/2018
Vết nứt lan rộng tại siêu núi lửa hoạt động mạnh nhất thế giới - các chuyên gia nói gì?

Vết nứt lan rộng tại siêu núi lửa hoạt động mạnh nhất thế giới - các chuyên gia nói gì?

Mới đây, nhân viên tại Công viên quốc gia Grand Teton của Mỹ đã phải tạm thời đóng cửa một số khu vực, khi các vết nứt trên mặt đất ngày càng xuất hiện nhiều hơn.

Đăng ngày: 20/07/2018
Đừng thờ ơ trước biến đổi khí hậu, nó sẽ khiến bạn mất kết nối internet trong tương lai gần

Đừng thờ ơ trước biến đổi khí hậu, nó sẽ khiến bạn mất kết nối internet trong tương lai gần

Ngày nay, internet dần trở thành yếu tố quan trọng trong cuộc sống con người, thậm chí, nó còn là nhu cầu thiết yếu giống như đồ ăn, thức uống vậy.

Đăng ngày: 19/07/2018
Mùa bão 2018: Bão dịch chuyển bất thường, cần đề phòng những vùng

Mùa bão 2018: Bão dịch chuyển bất thường, cần đề phòng những vùng "ít nhạy cảm"

Khu vực miền Trung luôn được ví là “rốn bão”, còn miền Nam lại hiếm khi có bão. Tuy nhiên, xu hướng bão đang có sự dịch chuyển dần về phía Nam và xuất hiện ở những vùng ít khi có bão.

Đăng ngày: 19/07/2018
Bão Sơn Tinh suy yếu thành áp thấp, Bắc Trung Bộ mưa lớn

Bão Sơn Tinh suy yếu thành áp thấp, Bắc Trung Bộ mưa lớn

Đêm 18/7, bão đã đổ bộ vào đất liền, vùng tâm bão khu vực ven biển các tỉnh Nghệ An, Thanh Hoá gió mạnh cấp 7.

Đăng ngày: 19/07/2018
Tiêu điểm
Khoa Học News