Phác họa thành công bản đồ gen rệp Aphid
Liên minh quốc tế Aphid Genomics đã phác họa thành công trình tự tổ hợp gen của loài rệp Aphid có hại đối với ngành nông nghiệp.
Căn cứ vào việc giải mã thông tin đối với gen của loài rệp Aphid, các nhà khoa học hy vọng trong tương lai có thể nghiên cứu phương pháp phòng chống hiệu quả loài rệp gây hại này. Kết quả nghiên cứu được đăng trên trang web của tạp chí Thư viện khoa học công cộng và sinh vật học của Mỹ số ra ngày 23/2.
Aphid là một loại côn trùng nhỏ chủ yếu ăn các chất dịch của thực vật, chúng không những hút dưỡng chất của thực vật theo từng đàn mà còn là “kẻ môi giới” lây truyền virus sang các loài thực vật, gây tổn hại cực lớn đối với cây trồng nông nghiệp trên toàn thế giới.
Rệp Aphid có mối quan hệ mật thiết với các loài vi sinh vật, chúng có thể thích nghi với sự biến đổi của môi trường và liên tục chuyển đổi giữa sinh sản đơn tính và hữu tính, do đó chúng có thể biến đổi thành nhiều hình thái biểu hiện khác nhau.
Do rệp Aphid có đặc tính sinh vật học rất đặc biệt, nên chúng cũng trở thành mô hình sinh vật quan trọng trong nghiên cứu sinh vật học cơ sở.
Nhóm các nhà khoa học thuộc Liên minh quốc tế Aphid Genomics đã tiến hành lấy mẫu DNA của loài rệp “Pea Aphid” ở Bắc Mỹ, sau đó lợi dụng phương pháp trình tự shotgun (shotgun sequence method) để tiến hành sắp xếp trình tự gen của chúng. Sau đó các nhà khoa học đã phác họa thành công bản đồ trình tự gen từ khoảng 450 triệu cặp gen trong tổng số 500 triệu cặp.
Các nhà khoa học đã lợi dụng máy tính để tiến hành dự đoán về gen di truyền, đồng thời tiến hành nghiệm chứng kết cấu đối với một bộ phận gen trong đó để đối chiếu và chỉnh sửa với kết quả đã dự đoán trước đó.
Kết quả phát hiện rệp Aphid có khoảng 35.000 gen di truyền và là loài có số gen di truyền nhiều nhất trong thế giới côn trùng. Các nhà khoa học chứng thực, rệp Aphid có đặc tính tổ hợp gen rất đặc biệt, tức là chúng có nhiều gen sao chép và là loài có số lượng gen sao chép nhiều nhất trong thế giới côn trùng; thiếu hụt nhiều gen liên quan đến miễn dịch…Các nhà khoa học cho rằng, sự phát hiện số lượng lớn gen sao chép có vai trò quan trọng giúp tìm hiểu cơ sở phân tử của đặc tính đặc biệt ở loài rệp Aphid.
Chúng ta thường sử dụng thuốc trừ sâu để phòng chống rệp Aphid, tuy nhiên việc sử dụng thuốc hóa học sẽ gây nguy hiểm và tổn hại đến sức khỏe con người và làm ô nhiễm môi trường.
Việc phác họa thành công bản đồ gen rệp Aphid không những giúp con người tìm hiểu sâu hơn về đặc tính sinh vật học dị thường của loài côn trùng này mà còn tạo ảnh hưởng to lớn trong các lĩnh vực sinh vật học như tiến hóa học, sinh thái học, động vật học và vi sinh vật học…/.

Kỳ lạ loài "cây đi bộ" duy nhất trên thế giới
Socratea exorrhiza có lẽ là loài cây di động duy nhất trên thế giới. Hệ thống phức tạp của rễ cây hoạt động như chân, giúp cây liên tục di chuyển về phía ánh sáng mặt trời khi chuyển mùa.

Phân biệt đào bích và đào phai
Đào phai và đào bích là hai loại hoa đào Tết khá phổ biến và được nhiều người yêu thích.

Kỳ lạ loài nấm “che mặt” như mỹ nhân, quý hiếm nhất Việt Nam
Nấm Tâm Trúc là một trong những loài nấm quý hiếm nhất Việt Nam bên cạnh nấm linh chi, nấm Thái Dương, nấm Thượng Hoàng...

Cận cảnh loại bướm có tên trong sách đỏ Việt Nam
Theo “Sách đỏ Việt Nam”, bướm khế có tên khoa học là Attacus atlas, cấp độ đe dọa xếp vào mức R (Rare: Hiếm, có thể sẽ nguy cấp). Loài bướm này được ghi nhận có kích thước lớn nhất ở nước ta và trên thế giới.

Demodex - Loài rận chuyên ký sinh trên... da mặt người
Bạn không cần cảm thấy ngứa ngáy khi đọc thông tin này. Theo các nhà nghiên cứu, loài rận Demodex dường như không gây hại với cơ thể người và có lẽ bất kỳ ai đang sống cũng đều có chúng ở trên mặt mình.

Các loài côn trùng nguy hiểm nhất thế giới
Muỗi, ong bắp cày ở trong số những loài bọ nguy hiểm nhất thế giới. Khi đốt, chúng truyền bệnh hoặc nọc độc làm chết người.
