Phân bò sẽ giúp bạn không còn đau đầu vì giá xăng?

Các nhà khoa học mới đây đã khám phá ra vai trò vô cùng lớn của các loại nấm trong phân gia súc. Chúng có khả năng phân hủy các hợp chất hữu cơ – một quá trình vô cùng tốn kém trong ngành công nghiệp năng lượng sinh học. Khám phá này mở ra một hướng đi mới, hứa hẹn cho việc giảm giá thành sản xuất xuống rất nhiều.

Quá trình trích xuất nhiên liệu sinh học từ thực vật sở dĩ rất khó khăn và tốn kém là vì nguồn nguyên liệu dùng làm đường lên men phần lớn đều được bọc bởi một lớp lignin của các tế bào vỏ cây. Phá vỡ lớp vỏ này là một thách thức thực sự.

Tuy nhiên, trâu, bò, ngựa và hàng trăm loài động vật ăn cỏ khác đã làm điều này từ hàng triệu năm nay, nhờ vào các enzym ở đường tiêu hóa của chúng. Các enzym của các loài nấm có trong phân của chúng cũng có khả năng tương tự. Nếu khoa học có khả năng trích xuất và sử dụng các enzyme này, nhiên liệu sinh học sẽ có giá thành cực rẻ, đủ để hất cẳng nhiên liệu khí đốt ra khỏi cuộc cạnh tranh năng lượng.

Trong cuộc hội thảo của Hiệp hội Hóa chất Hoa Kỳ tổ chức ở New Orleans, nhà khoa học Santa Barbara thuộc đại học California cho biết, khoa học đã mất rất nhiều năm nghiên cứu về các loài vi khuẩn có trong đường tiêu hóa của các loài động vật ăn cỏ như bò và ngựa, nhưng chưa dành sự quan tâm đúng mức đối với các chủng nấm. Nguyên nhân chủ yếu là vì số lượng các chủng nấm có trong đường tiêu hóa của các loài động vật này là khá ít, vì vậy ít người có khả năng nhận ra tầm quan trọng của chúng.

Bà cũng cho biết, phòng thí nghiệm của mình đang gấp rút tiến hành việc trích xuất các enzyme của các loại nấm này, đồng thời nuôi cấy chúng trên quy mô lớn. Tuy nhiên, vẫn còn vài thách thức cần phải vượt qua, đó là việc các loại nấm rất khó tồn tại trong môi trường oxy, đồng thời, môi trường nuôi cấy của chúng khá phức tạp.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Thảm họa núi lửa khủng khiếp nhất lịch sử nhân loại

Thảm họa núi lửa khủng khiếp nhất lịch sử nhân loại

Với sức công phá khoảng 800 triệu tấn TNT, vụ núi lửa Tambora phun trào ngày 10/4/1815 tại Sumbawa, Indonesia là vụ nổ gây chấn động lớn nhất trong lịch sử nhân loại.

Đăng ngày: 16/04/2025
Những điều bạn chưa biết về hiện tượng mặt trời giả

Những điều bạn chưa biết về hiện tượng mặt trời giả

Hiện tượng Mặt Trời giả hay Mặt Trời ma, có tên khoa học là parhelion (số nhiều là parhelia). Đây là một hiện tượng khí quyển, là các đốm sáng, thường thấy trên các cạnh của Quầng bên cạnh Mặt Trời.

Đăng ngày: 13/04/2025
Vì sao biển thường có màu xanh?

Vì sao biển thường có màu xanh?

Glenn Smith, giáo sư tại Viện Công nghệ Georgia (Mỹ), đã giải thích vấn đề này như sau: nước biển thật ra không màu nhưng do nó phản chiếu màu xanh của bầu trời nên chúng ta thường thấy chúng có màu xanh, do vậy lúc bầu trời có nhiều đám m&ac

Đăng ngày: 11/04/2025
Với phần lớn diện tích đất nước thấp hơn mực nước biển, người Hà Lan đã tạo ra hệ thống đê biển vĩ đại nhất hành tinh

Với phần lớn diện tích đất nước thấp hơn mực nước biển, người Hà Lan đã tạo ra hệ thống đê biển vĩ đại nhất hành tinh

Hà Lan là một quốc gia nhỏ ở Tây Bắc Âu, có diện tích, đặc điểm địa lý và lịch sử khai phá khá tương đồng với đồng bằng sông Cửu Long.

Đăng ngày: 09/04/2025
Núi lửa là gì? Núi lửa được hình thành như thế nào?

Núi lửa là gì? Núi lửa được hình thành như thế nào?

Núi lửa đã gây ra rất nhiều ảnh hưởng đến đời sống của những người đang sống trong vùng gần cửa miệng của hiện tượng này. Nhưng đã bao giờ bạn tử hỏi núi lửa là gì không?

Đăng ngày: 07/04/2025
Tại sao bầu trời có màu xanh?

Tại sao bầu trời có màu xanh?

Mỗi màu sắc tương ứng với 1 bước sóng, tần số và mang năng lượng khác nhau. Ánh sáng tím có bước sóng ngắn nhất trong dải quang phổ khả kiến.

Đăng ngày: 05/04/2025
Những tờ báo in biến thành thảm hoa ở Nhật

Những tờ báo in biến thành thảm hoa ở Nhật

Từ lâu Nhật Bản đã luôn nổi tiếng với các phát minh độc đáo và đột phá nhằm bảo vệ môi trường. Tuy nhiên, từ một tờ báo mà có thể mọc lên 1 cây xanh thì chắc hẳn rất ít người nghĩ tới.

Đăng ngày: 05/04/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News