Phát hiện 19 bức tượng cổ bí ẩn ở thành phố đất sét
Các nhà khảo cổ vừa phát hiện 19 bức tượng gỗ bí ẩn tại thành phố cổ Chan Chan, Peru.
Trang CNN đưa tin, 19 bức tượng gỗ có hình thù bí ẩn, tuổi đời ít nhất 750 năm tuổi. Mỗi bức tượng chỉ cao chưa tới 1 m, làm bằng gỗ, gắn mặt nạ bằng đất sét, cầm trên tay cầm một cây trượng và một vật tròn được cho là một chiếc khiên.
Cận cảnh những pho tượng kỳ lạ vừa được phát hiện. Ảnh: AFP.
Những bức tượng này được tìm thấy trong một hành lang dài khoảng 30 m, được cho là dẫn đến một khu vực thực hiện các nghi lễ cổ xưa. Bộ Văn hóa của Peru cho biết đây là những bức tượng có thể xuất hiện từ nền văn minh tiền Columbus (thời kỳ trước khi người châu Âu khám phá ra châu Mỹ).
Hiện tại, các nhà khảo cổ học vẫn tiếp tục tìm hiểu ý nghĩa thực sự của 19 bức tượng gỗ bí ẩn này trong thành cổ Chan Chan có liên quan đến những nghi thức cổ xưa hay không.
Một nhà khảo cổ đang nghiên cứu một pho tượng. Ảnh: AFP.
Được biết Thành phố cổ Chan Chan thuộc vùng La Libertad của Peru, gần bờ biển Thái Bình Dương, nằm cách thủ đô Lima khoảng 570 km về phía Bắc. Đây là thành phố bằng đất sét lớn nhất thế giới.
Chan Chan còn được biết đến là thủ đô của nền văn minh Chimu. Thành phố được xây dựng vào năm 850 và bị đế chế Inca chinh phục vào năm 1470. Thành cổ bằng đất sétChan Chan, đã được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới năm 1986.
Đoạn hành lang nơi phát hiện ra 19 bức tượng. Ảnh: AFP.
Nền văn minh Chimu, với thủ đô Chan Chan từng có khoảng 60.000 người sinh sống, phát triển rực rỡ nhất trong giai đoạn từ thế kỷ XII tới thế kỷ XV bao gồm nhiều công trình bằng đất sét.

Thủy quái Leviathan không còn là huyền thoại
Các nhà nghiên cứu vừa phát hiện những dấu tích hóa thạch của một con cá voi cổ đại với bộ răng to lớn đáng sợ.

Nguồn gốc thực sự của Bức tường thành Jerusalem
Lịch sử của một trong những địa điểm linh thiêng nhất thế giới đối với cả người Do Thái và người Hồi Giáo có lẽ sẽ phải được viết lại sau một khám phá bất ngờ của các nhà khảo cổ Israel.

Bí ẩn về những năm cuối cùng của voi ma mút
Một nhà nghiên cứu người Hà Lan đã xem xét hàm của voi răng mấu thời tiền sử. Hóa thạch 2,5 triệu tuổi này có thể cung cấp hiểu biết về nguyên nhân tuyệt chủng của voi nguyên thủy.

Trung Quốc phát hiện một kho báu lớn niên đại hơn 300 năm
Theo ước tính của các nhà khảo cổ, giá trị của kho báu lên tới hơn 12.000 tỷ đồng.

Tổ tiên của loài chim - Chim thủy tổ (Archaeopteryx)
Loài chim tiến hóa ra sao? Đây là một đề tài khó của khoa học. Chim có bộ xương mềm yếu lại bay ở trên không, ít có dịp hóa thạch, nên tài liệu hóa thạch về gốc gác loài chim rất hiếm, cả thế giới chỉ mới p

Bằng chứng cho thấy con người tiến hóa từ cá
Mới đây, các nhà cổ sinh vật học đã tìm ra mối liên hệ giữa vây cá và tay người, góp phần khẳng định nguồn gốc tiến hóa từ cá của chúng ta.
