Phát hiện 24 loài thằn lằn mới ở vùng Caribean
Các nhà khoa học Mỹ vừa công bố phát hiện 24 loài thằn lằn mới ở các hòn đảo thuộc vùng Caribean, tuy nhiên khoảng một nửa các loài này hiện đang có nguy cơ tuyệt chủng.
>>> Thằn lằn "cầu vồng" lộ diện tại Campuchia
GS sinh học Blair Hedges, trưởng nhóm nghiên cứu (ĐH Penn State, Mỹ) và đồng nghiệp Caitlin Conn (ĐH Georgia, Mỹ), cho biết sau khi thu thập mẫu và kiểm tra ADN đã xác định 24 loài mới nêu trên đều thuộc “gia đình” thằn lằn bóng chân ngắn.
Thằn lằn bóng chân ngắn Anguilla Bank - một trong 24
loài mới phát hiện - (Ảnh: Karl Questel/Live Science)
Đặc điểm chung của chúng là có vảy nhỏ tròn và mịn, bề ngang cơ thể dày, cổ cử động mạnh và có chân ngắn.
Các nhà khoa học cho biết trung bình trên thế giới có khoảng 130 loài thằn lằn mới được phát hiện mỗi năm. Tuy nhiên kể từ năm 1800 đến nay, con số trên giảm mạnh với chỉ khoảng 20 loài. Điều này cho thấy việc tìm thấy 24 lằn lằn mới nêu trên tại vùng Caribean là quan trọng và quý hiếm trong thời điểm hiện nay.
Theo các nhà khoa học, loài cầy lỏn (mongoose, Urva auropunctata) được du nhập vào các hòn đảo vùng Caribean từ Ấn Độ vào năm 1872 để tiêu diệt loài chuột phá hoại những cánh đồng mía. Tuy nhiên, đây chính là thủ phạm đã “tàn sát” hầu hết các loài động vật bò sát tại đây trong một thời gian dài (nhưng không được các nhà bảo tồn chú ý đến), trong đó các loài thằn lằn bóng chân ngắn phải cùng “chịu chung” số phận và đang bên bờ tuyệt chủng.
Thằn lằn bóng chân ngắn còn có tập tính sinh sản khác biệt so với các loài thằn lằn khác. Đó là con cái mang thai (chứ không đẻ trứng), có nhau thai nuôi dưỡng bào thai và sau đó đẻ con. Thời gian sinh sản diễn ra trong vòng một năm và trong thời gian này, con cái mang thai rất dễ bị tổn thương bởi các động vật ăn thịt.

Kỳ giông Mexico: đứt chân thì mọc chân, “vỡ tim” vẫn cứu được nhưng lại sắp tuyệt chủng
Kỳ giông Mexico là sinh vật rất độc đáo, với khả năng tái tạo như người hành tinh Namek trong bộ truyện "7 viên ngọc rồng".

Những hình ảnh chân thực nhất về "quái vật sông Amazon"
Không có đôi nanh nhọn hoắt cũng như nọc độc chết người, nhưng trăn Anaconda vẫn là một cái tên khiến tất cả phải rùng mình sợ hãi khi nghĩ đến.

44 sự thật đầy thú vị về loài khỉ mà bạn chưa biết
Khỉ được xem như một trong những “họ hàng” gần nhất của loài người, và hầu hết chúng ta đều tin rằng mình biết rõ về người “họ hàng” này. Tuy nhiên, những thông tin sau đây có thể làm bạn bất ngờ về loài động vật thông minh, hoạt bát này.

10 loài săn mồi nguy hiểm nhất
Kĩ năng săn mồi, những bộ hàm, móng vuốt sắc nhọn và nọc độc chết người “trời phú” đã biến các động vật này thành những kẻ săn mồi đẳng cấp.

Rắn độc bị mất đầu vẫn tự cắn chính mình
Thông thường, một con rắn bị chặt đầu thì các chức năng trên cơ thể nó cơ bản đã ngừng hoạt động nhưng nó vẫn còn một số phản xạ. Điều đó có nghĩa rằng rắn vẫn có khả năng cắn và tiêm nọc độc ngay khi đầu nó đứt lìa khỏi thân.

Vẻ đẹp của các loài rắn Việt Nam
Ở Việt Nam chỉ khoảng 30 loài có nọc độc chết người sống trên đất liền và 22 loài rắn biển.
