Phát hiện bằng chứng con người ăn thịt rắn cách đây 15.000 năm
Nhóm khảo cổ vừa phát hiện ra những bằng chứng cho thấy con người ăn thịt rắn cũng như thằn lằn và một số loài bò sát khoảng 15.000 năm trước.
Các nhà nghiên cứu Israel đã tìm thấy những bằng chứng, chứng minh người cổ đại ăn thịt rắn, thằn lằn, cũng như một số loài bò sát khác như một phần trong chế độ ăn uống hàng ngày.
Nhóm khảo cổ học đến từ trường Đại học Haifa đã phát hiện bằng chứng đầu tiên cho thấy con người thường xuyên ăn một số loài bò sát tại el-Wad Terrace, núi Carmel, Israel cách đây khoảng 15.000 năm trước.
Những mẩu xương của loài bò sát được tìm thấy.
"Từ các nguồn tài liệu lịch sử cho thấy, con người bắt đầu ăn thịt rắn vào thời Trung Cổ. Nhưng tới nay, chưa có bằng chứng nào xác minh người cổ đại đã sớm làm như vậy từ 15.000 năm trước. Với sự trợ giúp từ các phương pháp do chúng tôi phát triển, có thể chúng tôi sẽ tìm được bằng chứng cổ xưa hơn", nhà khảo cổ học Reuven Yeshurun chia sẻ.
Cư dân tại khu vực này là một phần của nền văn minh Natufian, được biết tới với sự chuyển đổi sang lối sống nông nghiệp cũng như sự phát triển văn hóa khác.
Hàng ngàn mẩu xương từ rắn, thằn lằn, được tìm thấy trên sàn nhà của người tiền sử trong khu vực, nhưng không rõ liệu những con vật này đã bị con người ăn thịt hay chết vì yếu tố tự nhiên.
Cũng tại đây, nhóm nghiên cứu phát hiện thấy những mẩu xương của động vật lớn hơn như thỏ. Chúng có dấu hiệu bị giết mổ và được chế biến, chứng tỏ là thức ăn của người tiền sử. Trong khi đó, mẩu xương rắn hay thằn lằn chủ yếu gồm những đoạn xương sống rất nhỏ.
Để làm rõ vấn đề này, nhóm các nhà khảo cổ học của trường Đại học Haifa đã nghiên cứu bề mặt và mô hình phân mảnh của xương rắn, thằn lằn ở el-Wad Terrace (thuộc núi Carmel). Các thí nhiệm được tiến hành, mô phỏng quá trình phân hủy xác tự nhiên, sau đó so sánh với những mẫu vật thu được trước đó.
Kết quả cuối cùng cho thấy, nhóm khảo cổ xác định, người cổ đại đã ăn loài thằn lằn kính châu Âu (giống rắn), rắn viper (họ rắn lục) ... Với thực đơn phong phú có thể chứng tỏ rằng người cổ đại dần chuyển đổi sang lối sống ổn định hơn và tận dụng tài nguyên có sẵn nhiều hơn.

Kỳ lạ chiếc tủ lạnh hoành tráng thời cổ đại
Chắc hẳn nhiều người cho rằng tủ lạnh là thành tựu khoa học của thế kỷ 20. Ít người biết rằng tủ lạnh đã có từ thời cổ đại, từ năm 400 trước Công nguyên.

Đây là những cây mà NASA khuyên bạn nên trồng trong nhà
Bạn mới mua nhà nhưng không biết phải trang trí như thế nào? Hãy nghĩ ngay tới việc trồng cây cảnh, vừa "mát mắt" như các cụ nhà ta vẫn khen, lại vừa giúp phủ xanh Trái Đất này, dù chỉ là một phần bé nhỏ.

Khủng long làm "chuyện ấy" như thế nào?
Loài vật này có trọng lượng lên tới hàng chục tấn, dài hàng chục mét. Với kích thước lớn như vậy, chúng sẽ làm "chuyện ấy" như thế nào?

Mộ cổ cháu gái Hoàng hậu Trung Hoa và bí ẩn 4 chữ "người mở sẽ chết" trên nắp quan tài
Tây An được xem là một trong những nơi lưu giữ cổ vật nổi tiếng của Trung Quốc qua nhiều triều đại.

Kim tự tháp Ai Cập được xây dựng như thế nào?
Người Aztec, người Maya và người Ai Cập cổ thuộc ba nền văn minh rất khác nhau nhưng lại cùng chung một biểu tượng: các kim tự tháp. Tuy nhiên, trong ba nền văn minh cổ đại này, những chuẩn mực về thiết kế kim tự tháp do người Ai Cập đặt ra được phần lớn mọi người công nhận là kiểu kim tự t

Những điều chưa biết về khủng long
Khủng long chính là 1 trong những sinh vật cổ đại nổi tiếng nhất trên Trái Đất, với vô vàn bí ẩn thú vị đang dần được khám phá đến tận ngày nay.
