Phát hiện bằng chứng lâu đời nhất về sự di chuyển của sinh vật trên Trái Đất

Những kết quả nghiên cứu vận dụng đồng hồ phân tử công bố trước đây cho rằng sự di chuyển của các sinh vật trên Trái Đất được ghi nhận từ cách đây 570 triệu năm. Tuy nhiên, dấu mốc này là chưa chính xác.

Một nhóm nhà khoa học quốc tế ngày 11/2 cho biết họ đã phát hiện dấu vết hóa thạch lâu đời nhất về khả năng di chuyển của sinh vật trên Trái Đất và thời điểm đó cách đây 2,1 tỷ năm, tức là còn sớm hơn 1,5 tỷ năm so với những gì chúng ta thường nghĩ.

Phát hiện bằng chứng lâu đời nhất về sự di chuyển của sinh vật trên Trái Đất
Hóa thạch cổ xưa của các sinh vật đầu tiên từng triển lãm phong trào đã được phát hiện bởi một nhóm các nhà khoa học quốc tế. (Ảnh: cardiff.ac.uk).

Theo nghiên cứu đăng tải trên Tạp chí Proccedings của Viện Hàn lâm Khoa học Mỹ, những hóa thạch nói trên của các sinh vật đa bào sống trong hệ sinh thái biển nguyên thủy, được tìm thấy trong lớp trầm tích ở lưu vực Franceville của châu Phi.

Sử dụng kỹ thuật hình ảnh không xâm lấn, hay còn gọi là biện pháp chụp cắt lớp X-quang điều khiển bằng vi tính để phân tích hóa thạch trầm tích, các nhà khoa học đã tìm thấy một cấu trúc hình ống với đường kính vài mm chạy xuyên qua các lớp đá mịn.

Phân tích sinh học và hóa học cho thấy những hóa thạch trên có nguồn gốc sinh vật và xuất hiện cùng thời điểm trầm tích lắng đọng. Các nhà nghiên cứu cho rằng sinh vật cổ xưa đã di chuyển để tìm kiếm nguồn dinh dưỡng và khí oxy trong một môi trường biển yên tĩnh và nông.

Các nhà khoa học không thể mô tả hình dạng chính xác của các sinh vật đó, nhưng họ suy đoán rằng chúng có thể giống với loài trùng biến hình, sinh vật thường tập hợp cùng nhau để tạo thành một loại sên tìm thức ăn khi nguồn tài nguyên khan hiếm.

Phát hiện trên đã đặt ra nhiều câu hỏi mới về lịch sử sự sống trên Trái Đất, đồng thời khơi gợi thêm những hướng nghiên cứu mới rằng: liệu sự biến đổi sinh học này có phải là khúc dạo đầu cho các hình thức chuyển động hoàn hảo hơn, hay là minh chứng về sự sụt giảm nghiêm trọng của oxy trong khí quyển xảy ra khoảng 2,08 tỷ năm trước.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Đan Mạch: Tìm thấy kiếm cổ 900 năm vẫn sắc bén, nguyên vẹn

Đan Mạch: Tìm thấy kiếm cổ 900 năm vẫn sắc bén, nguyên vẹn

Một thanh kiếm còn rất bén được hai công nhân tìm thấy bên dưới cống nước Đan Mạch một cách thần kỳ.

Đăng ngày: 12/02/2019
Tìm thấy bằng chứng về “bia Anh đầu tiên” ở Cambridgeshire

Tìm thấy bằng chứng về “bia Anh đầu tiên” ở Cambridgeshire

Bằng chứng về loại bia đầu tiên được cho là tìm thấy ở Anh, có niên đại từ hơn 2.000 năm trước, đã được các công nhân làm đường phát hiện.

Đăng ngày: 12/02/2019
Phát hiện hóa thạch quý hiếm 185 triệu năm tuổi tại Anh

Phát hiện hóa thạch quý hiếm 185 triệu năm tuổi tại Anh

Aaron Smith, 22 tuổi, là người đã phát hiện ra hoá thạch đặc biệt có vỏ ngoài được bọc bằng chất liệu pyrite.

Đăng ngày: 12/02/2019
Phát hiện hàng trăm cấu trúc đá bí ẩn ở Tây Sahara

Phát hiện hàng trăm cấu trúc đá bí ẩn ở Tây Sahara

Hàng trăm cấu trúc bằng đá được xác định có thể có niên đại hàng ngàn năm trước đã được phát hiện ở Tây Sahara, một khu vực ở châu Phi ít được các nhà khảo cổ học khám phá.

Đăng ngày: 11/02/2019
Hóa thạch chim 52 triệu năm còn nguyên lông

Hóa thạch chim 52 triệu năm còn nguyên lông

Hóa thạch 52 triệu năm của chim cheo leo được tìm thấy ở Mỹ với những chiếc lông còn dính trên cơ thể, phát hiện chưa từng có trước đây.

Đăng ngày: 11/02/2019
Ung thư xương ác tính được phát hiện có từ loài rùa Kỷ Trias

Ung thư xương ác tính được phát hiện có từ loài rùa Kỷ Trias

Ung thư là căn bệnh từng được tìm thấy trong hóa thạch khủng long, xác ướp Ai Cập và hiện là loài rùa già nhất được biết đến từ Kỷ Trias.

Đăng ngày: 10/02/2019
Những xác ướp bí ẩn trong ngôi mộ cổ Ai Cập

Những xác ướp bí ẩn trong ngôi mộ cổ Ai Cập

Ngôi mộ chứa 50 xác ướp đã được phát hiện ở Minya, phía nam thủ đô Cairo. Các nhà khoa học cho rằng ngôi mộ có từ thời Ptolemaic, nhưng điều kỳ lạ là chúng không có danh tính.

Đăng ngày: 04/02/2019
Tiêu điểm
Khoa Học News