Phát hiện bất ngờ ở quê hương đầu tiên của loài người

Các nhà khoa học phát hiện vết tích của sơn, các giao dịch thương mại và nhiều công cụ hữu ích từ một ngôi làng nằm ở quê hương đầu tiên của con người.

Những bằng chứng khảo cổ mới nhất được nhóm khoa học gia đến từ nhiều viện, trường của Mỹ công bố đã cho thấy con người thuở sơ khai không hề mông muội như nhiều người lầm tưởng.

Một trong các ngôi làng đầu tiên của Homo sapiens – giống loài đã tiến hóa thành con người thực sự và là tổ tiên của chúng ta ngày nay – đã được khảo sát chi tiết.

Phát hiện bất ngờ ở quê hương đầu tiên của loài người
Khu vực khảo sát rộng 65km2 cho thấy những bằng chứng khó tin về sự phát triển công nghệ chế tạo dụng cụ và các tương tác xã hội từ 500.000 năm trước - (ảnh do nhóm nghiên cứu cung cấp).

Ngôi làng tọa lạc tại một thung lũng thuộc Kenya, trong khu vực được biết đến là quê hương đầu tiên của loài người. Theo tiến sĩ Rick Potts (Viện Smithsonian, Mỹ), các hiện vật cổ xưa nhất có niên đại đến 700.000 năm, là những chiếc rìu làm bằng đá. Trình độ khoa học kỹ thuật của con người dường như chựng lại một thời gian dài, cho đến giai đoạn 500.000 năm trước, bỗng "có cái gì đó thay đổi".

Các nhà khảo cổ tìm thấy những vết tích của công nghệ chế tạo dụng cụ vào mốc 500.000 năm trước này. Họ có những lưỡi dao sắc, nhỏ và vài dụng cụ lạ làm từ thủy tinh núi lửa, vốn có thể nhặt được sau khi núi lửa phun trào. Chúng được dùng làm lưỡi giáo, đầu mũi lao, dao.

Đặc biệt hơn, họ tìm thấy một phẩm màu có màu vàng rực rỡ. Đây là một loại hóa chất để vẽ "body paiting" của người cổ đại nhằm mục đích làm đẹp trong những sự kiện mang tính nghi thức. Một số mũi tên, mũi giáo, lưỡi rìu cũng được sơn vàng.

Phát hiện bất ngờ ở quê hương đầu tiên của loài người
Những công cụ nhỏ và vẫn còn khá sắc bén sau mấy trăm ngàn năm vùi dưới đất. Một trong các lưỡi rìu còn được sơn vàng - ảnh do nhóm nghiên cứu cung cấp.

Con người thời kỳ này sống thành từng nhóm nhỏ 20-25 người. Các nhà khoa học ngỡ ngàng khi phát hiện có sự tương tác giữa các nhóm này và nhiều bằng chứng cho thấy tương tác đó chính là sự giao dịch, mua bán không khác chúng ta ngày nay là mấy!

Theo tiến sĩ Potts, con người cổ đại dã di chuyển từ 25-95km để tìm kiếm các vật liệu tốt mà họ cần để chế tạo công cụ. Đôi khi họ mua bán, trao đổi các vật liệu với các nhóm người khác.

Giáo sư Chris Stringer đến từ Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên, cho biết điều này cho thấy Thời đại Đồ đá trung đã bắt đầu từ 315.000 năm trước, sớm hơn chúng ta nghĩ. Các hóa thạch Homo sapiens lâu đời nhất được tìm thấy ở Ma-rốc có niên đại 300.000-350.000 tuổi nhưng các bằng chứng trên cho thấy văn minh nhân loại đã khởi nguồn sớm hơn nhiều.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Nồi cổ chứa hàng trăm đồng tiền vàng và bạc ở Hà Lan

Nồi cổ chứa hàng trăm đồng tiền vàng và bạc ở Hà Lan

Công nhân của công ty nước Oasen phát hiện một chiếc nồi nấu ăn đựng 12 đồng vàng và 462 đồng bạc trong lúc đặt đường ống ở thị trấn Hoef and Haag, Utrecht, Hà Lan, tháng 8/2017.

Đăng ngày: 20/03/2018
Phát hiện xác tàu hơn một thế kỷ dưới đáy hồ

Phát hiện xác tàu hơn một thế kỷ dưới đáy hồ

Xác một con tàu hơi nước bị đắm cách đây 119 năm trong một cơn bão được tìm thấy dưới hồ Erie, một hồ nước lớn ở Bắc Mỹ.

Đăng ngày: 19/03/2018
Tiết lộ bất ngờ về tàu cướp biển Blackbeard khét tiếng lịch sử

Tiết lộ bất ngờ về tàu cướp biển Blackbeard khét tiếng lịch sử

Blackbeard là một trong những cướp biển khét tiếng nhất thế giới. Tên thật của y là Edward Teach (hoặc có thể là Thatch).

Đăng ngày: 19/03/2018
Khủng long Archaeopteryx bay giống chim trĩ

Khủng long Archaeopteryx bay giống chim trĩ

Một đội nghiên cứu quốc tế đã dùng tia X mạnh để quan sát bên trong xương loài này, cho thấy chúng gần như rỗng, như những loài chim hiện đại.

Đăng ngày: 19/03/2018
Rã đông xác ướp của con chó từ 12.400 năm trước để hồi sinh

Rã đông xác ướp của con chó từ 12.400 năm trước để hồi sinh

Các nhà khoa học mới đây đã tiến hành rã đông xác ướp của một con chó con được cho là đã tuyệt chủng từ 12.400 năm trước và được tìm thấy trong lớp băng dày ở Siberia.

Đăng ngày: 17/03/2018
Phát hiện vương miện cổ nhất thế giới tại sa mạc gần Biển Chết

Phát hiện vương miện cổ nhất thế giới tại sa mạc gần Biển Chết

Gần đây, chiếc vương miện được trường ĐH New York (Mỹ) lựa chọn để nghiên cứu về thế giới cổ đại. Nó vốn được trưng bày ở Israel như hiện vật về đúc đồng thời kỳ Đồ đồng.

Đăng ngày: 17/03/2018
Hộp sọ dài như người ngoài hành tinh của phụ nữ Đông Âu cổ

Hộp sọ dài như người ngoài hành tinh của phụ nữ Đông Âu cổ

Nhóm nghiên cứu do nhà khoa học Krishna Veeramah tại Đại học Stony Brook dẫn đầu tiến hành phân tích ADN những hộp sọ dài hơn bình thường được phát hiện ở Đức, Newsweek hôm 14/3 đưa tin.

Đăng ngày: 17/03/2018
Tiêu điểm
Khoa Học News