Phát hiện bầu trời đầy hơi nước ở thế giới ngoài Trái đất: Liệu ở đó có sự sống?

Thêm một tín hiệu đáng mừng về mặt trăng sự sống Europa vừa được các nhà khoa học xác định.

Phân tích dữ liệu từ Kính viễn vọng không gian Hubble của NASA/ESA, nhóm khoa học gia dẫn đầu bởi tiến sĩ Lorenz Roth từ Viện Công nghệ Hoàng gia KTH (Thụy Điển), cho biết những quan sát mới về hơi nước ở mặt trăng Ganymede và mặt trăng Europa của sao Mộc đã giúp hiểu thêm về bầu khí quyển của các mặt trăng băng giá này.

Phát hiện bầu trời đầy hơi nước ở thế giới ngoài Trái đất: Liệu ở đó có sự sống?
Sao Mộc và Europa đầy hơi nước - (Ảnh: NASA / ESA / Hubble / J. da Silva)

Đối tượng được hướng đến lần này là Europa, một mặt trăng có cảnh quan rất giống Trái Đất và nhiều yếu tố phù hợp cho sự sống. Theo Sci-News, việc phát hiện ra lượng hơi nước dồi dào và ổn định trên Europa là điều đáng ngạc nhiên vì nhiệt độ ở nơi đây quá thấp.

Trước đó, NASA từng tuyên bố về việc phát hiện ra hơi nước, nhưng mới chỉ là dạng hơi nước tạm thời thông qua các luồng tia phun lên từ đại dương ngầm bên dưới bề mặt đa phần là băng giá của Europa. Dạng hơi nước này qua quan sát của Hubble sẽ thể hiện thành những đốm màu không đồng nhất, thoáng qua trong khí quyển.

Tuy nhiên phân tích mới, dựa trên dữ liệu quan sát cực tím những năm 1999, 2012, 2014 và 2015, khi mặt trăng ở các vị trí quỹ đạo khác nhau đã giúp các nhà khoa học nhận thấy dấu hiệu hơi nước lan rộng ở nhiều khu vực của Europa, cho thấy đó phải là dạng hơi nước tồn tại thường xuyên trong khí quyển.

Phát hiện bầu trời đầy hơi nước ở thế giới ngoài Trái đất: Liệu ở đó có sự sống?
Tàu Juno của NASA từng bay trên mặt trăng sự sống này - (Ảnh: NASA)

Điều đó có nghĩa, thêm một điểm giống Trái Đất được ghi lại cho "mặt trăng sự sống": oxy tinh khiết hiện diện ở khắp mọi nơi trong khí quyển.

Theo các tác giả, đó sẽ là định hướng tuyệt vời cho kế hoạch tiếp cận Europa sắp tới của NASA và có thể là nhiều cơ quan vũ trụ khác. Từ lâu, NASA đã cho rằng mặt trăng này giống như một Trái Đất thứ 2 và có khả năng cao sở hữu sự sống ngoài hành tinh. Dù lạnh giá ở bề mặt nhưng Europa có thể có những đại dương ngầm ấp áp nhờ tương tác thủy triều mạnh mẽ với sao Mộc và giữa 4 mặt trăng khổng lồ với nhau: Europa, Ganymede, Io và Calisto.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Điểm danh 42 tiểu hành tinh lớn nhất trong Hệ Mặt trời của chúng ta

Điểm danh 42 tiểu hành tinh lớn nhất trong Hệ Mặt trời của chúng ta

Tiểu hành tinh lớn nhất có đường kính lên đến gần 1000km.

Đăng ngày: 18/10/2021
NASA phóng tàu nghiên cứu số lượng tiểu hành tinh kỷ lục

NASA phóng tàu nghiên cứu số lượng tiểu hành tinh kỷ lục

Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ hôm 16/10 triển khai tàu thăm dò 8 tiểu hành tinh Trojan của sao Mộc trong một sứ mệnh kéo dài 12 năm.

Đăng ngày: 18/10/2021
Phát hiện ngôi sao, nơi một ngày chỉ dài 25 giây

Phát hiện ngôi sao, nơi một ngày chỉ dài 25 giây

Sao lùn trắng LAMOST J0240+1952 nằm cách Trái đất khoảng 2.000 năm ánh sáng là sao lùn trắng quay nhanh nhất từng ghi nhận.

Đăng ngày: 18/10/2021
Trạm vũ trụ Quốc tế ISS tí thì

Trạm vũ trụ Quốc tế ISS tí thì "rụng" vì phi hành gia Nga vô tình gây ra vụ nổ khi kiểm tra động cơ

Rất may mắn, sau 30 phút thì các phi hành gia đã đưa trạm ISS về đúng quỹ đạo và ngăn chặn thành công một thảm họa.

Đăng ngày: 18/10/2021
Top 6 nơi có thể tìm thấy

Top 6 nơi có thể tìm thấy "cội nguồn sự sống" ngay tại Hệ Mặt trời

Trong đó có mặt trăng lớn nhất Hệ Mặt Trời.

Đăng ngày: 17/10/2021
Nghiên cứu mới gây sốc: Mặt trăng sao Thổ biến đổi giống Trái đất, sự sống xuất hiện?

Nghiên cứu mới gây sốc: Mặt trăng sao Thổ biến đổi giống Trái đất, sự sống xuất hiện?

Một trong các mặt trăng sao Thổ vừa xuất hiện cấu trúc y hệt Đứt gãy San Anderas, có thể là tiền thân cho việc tổ chức dạng sư sống giống Trái đất.

Đăng ngày: 16/10/2021
Hệ sao ma giúp

Hệ sao ma giúp "nhìn xuyên thời gian" Trái đất 5 tỉ năm sau

Các nhà thiên văn đã tìm thấy một bản sao đã chết của Hệ Mặt trời, tiết lộ những gì có thể xảy ra với Trái đất và 7 hành tinh còn lại trong vài tỉ năm tới.

Đăng ngày: 15/10/2021
Tiêu điểm
Khoa Học News