Phát hiện bể cổ 1.800 năm ở thành phố Jerusalem
Cơ quan quản lý cổ vật Israel ngày 22/11 thông báo, các nhà khảo cổ đã tìm thấy một bể cổ 1.800 năm, có thể là một phần của các nhà tắm thời La Mã, tại thành phố cổ Jerusalem.
![]() |
Một nhân viên của Cơ quan quản lý cổ vật Israel tại địa điểm khai quật ở Jerusalem. (Nguồn: physorg.com) |
Trong một thông cáo báo chí, cơ quan này cho biết, bể được tìm thấy tại khu phố Do thái thuộc thành phố Jerusalem trong quá trình chuẩn bị xây dựng một nhà tắm mới theo nghi thức Do thái.
Bể này do binh đoàn La Mã số 10 sử dụng, có thể thuộc về một tổ hợp các nhà tắm thời La Mã ở Aelia Capitolina, một thành phố được xây dựng vào thế kỷ thứ 2 và 3.
Ông Ofer Sion, trưởng đoàn khảo cổ học, cho biết: "Trong quá trình khai quật, chúng tôi đã phát hiện ra rất nhiều bồn tắm bên cạnh bể này. Một đường ống được lắp vào một bên của bể để có thể bơm đầy nước vào đó."
Những biểu tượng của binh đoàn La Mã số 10 "Fretensis" cũng được tìm thấy trên nền gạch và ngói bằng đất nung, điều này chứng tỏ cấu trúc trên do binh đoàn này xây dựng.
Việc phát hiện bể này sẽ giúp các nhà khoa học thu thập được những thông tin quan trọng về quy mô của Aelia Capitolina.
Nhà khảo cổ học Yuval Baruch nhấn mạnh: "Mặc dù đã tiến hành khai quật trên diện tích lớn trong khu phố Do thái, nhưng các nhà khảo cổ cho đến lúc này vẫn chưa thể tìm ra được bất cứ một tòa nhà nào thuộc binh đoàn La Mã. Điều này đã đưa chúng tôi đến một kết luận rằng Aelia Capitolina là một thành phố nhỏ."
Tuy nhiên, sự phát hiện mới này cùng với những dấu tích đã tìm ra trước đây, chứng tỏ rằng thành phố Aelia Capitolina rộng hơn so với những gì mà các nhà khoa học đã suy đoán.

Khủng long có họ với... gà?
Gần đây, các nhà khoa học đã phát hiện phần mô mềm trên đỉnh đầu của loài khủng long Edmontosaurus tại Canada và thấy sự tương đồng với phần mào của loài gà ngày nay.

Người thượng cổ biến đổi gen lúa nước từ 10.000 năm trước
Một nghiên cứu vừa được công bố chứng tỏ, người thượng cố cách đây 10.000 năm là “nhà khoa học” biến đổi gen lúa nước ngày nay.

Nguồn gốc thực sự của Bức tường thành Jerusalem
Lịch sử của một trong những địa điểm linh thiêng nhất thế giới đối với cả người Do Thái và người Hồi Giáo có lẽ sẽ phải được viết lại sau một khám phá bất ngờ của các nhà khảo cổ Israel.

Thủy quái Leviathan không còn là huyền thoại
Các nhà nghiên cứu vừa phát hiện những dấu tích hóa thạch của một con cá voi cổ đại với bộ răng to lớn đáng sợ.

Bí ẩn về những năm cuối cùng của voi ma mút
Một nhà nghiên cứu người Hà Lan đã xem xét hàm của voi răng mấu thời tiền sử. Hóa thạch 2,5 triệu tuổi này có thể cung cấp hiểu biết về nguyên nhân tuyệt chủng của voi nguyên thủy.

Những điều nhầm tưởng về khủng long
Danh sách dưới đây sẽ khám phá một số quan niệm sai lầm thường gặp về khủng long, và rằng chúng ta đã biết bao nhiêu về chúng, do tạp chí NewScientist liệt kê.
