Phát hiện bộ phận sinh dục của gấu Bắc cực ngày càng teo nhỏ
Nghiên cứu chỉ ra, chất ô nhiễm hóa học đã khiến phần xương dương vật bị suy yếu khiến gấu Bắc Cực tuyệt chủng.
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, số lượng gấu Bắc Cực bị sụt giảm là do tác động của biến đổi khí hậu và nóng lên toàn cầu. Yếu tố này đã khiến cho số lượng băng tan chảy ngày một nhiều hơn, đe đoạ đến môi trường sống của những chú gấu Bắc Cực.
Tuy nhiên, nghiên cứu mới đây của các nhà khoa học thuộc Đại học Aarhus (Đan Mạch) đã cho thấy, chất ô nhiễm hóa học ở nồng độ cao sẽ làm suy yếu xương bên trong cơ quan sinh dục - nguyên nhân khiến gấu Bắc Cực sớm tuyệt chủng.
Cụ thể, các chuyên gia nhận thấy, chất ô nhiễm hóa học đã làm giảm mật độ xương, phá vỡ cấu trúc dương vật ở gấu đực nên đã gây ra nhiều tai nạn trong khi giao phối. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến quá trình duy trì nòi giống ở loài gấu Bắc Cực.
Theo các nhà nghiên cứu, động vật có vú như rái cá có xương dương vật hay baculum - sản phẩm phụ của quá trình tiến hóa.
Dẫn đầu nghiên cứu, nhà khoa học Christian Sonne thuộc Đại học Aarhus (Đan Mạch) đã phát hiện ra rằng khi tiếp xúc với chất gây ô nhiễm tên là polychlorinated biphenyls (PCBs) có trong dung môi, thuốc trừ sâu... sẽ khiến dương vật của loài gấu bị teo nhỏ.
PCBs trước đây được sử dụng trong sơn và sản phẩm cao su trong năm 1930 nhưng đã bị cấm vào năm 2001 sau khi các nhà khoa học phát hiện chúng có thể gây ung thư.
Để nghiên cứu rõ hơn, các chuyên gia đã tiến hành kiểm tra mẫu xương dương vật của 279 gấu Bắc Cực được sinh ra ở phía Đông Bắc Greenland và Canada từ năm 1990 - 2000.
Họ sử dụng tia X để nghiên cứu mật độ canxi trong xương và sau đó so sánh kết quả của họ với các dữ liệu gây ô nhiễm trong khu vực.
Nhóm nghiên cứu phát hiện ra một mối liên hệ giữa mật độ xương thấp và nồng độ PCB cao, theo đó, phần xương dương vật của gấu Bắc Cực trở nên yếu hơn, đôi khi bị teo nhỏ, khiến giảm thiểu khả năng giao phối của gấu đực. Các chuyên gia cũng nhận thấy tình trạng dương vật bị teo nhỏ này tồn tại ở loài rái cá.
Các chuyên gia cho biết, với tình trạng biến đổi khí hậu và ô nhiễm hóa học như hiện nay, 1/4 gấu Bắc Cực sống ở Canada có thể bị chết.

Sự thật bất ngờ về loài thú mỏ vịt
Thú mỏ vịt là một loài động vật có vú bán thủy sinh đặc hữu miền đông Úc, bao gồm cả Tasmania. Cùng với bốn loài thú lông nhím, nó là một trong năm loài thú đơn huyệt còn tồn tại.

Những loài động vật ăn thịt đồng loại đáng sợ nhất
Chắc hẳn các bạn từng xem một vài bộ phim về những kẻ ăn thịt người (Cannibal). Những câu chuyện kiểu ấy xem ra nhàm chán với mọi người, nhưng với một số loài động vật, đây không phải là trò đùa.

Loài ngựa lùn độc nhất thế giới
Ngựa lùn Shetland chỉ cao bằng một đứa trẻ nhưng có sức kéo bằng một con bò và là loài ngựa thông minh nhất hiện nay. Chúng được người dân Scltlan coi như linh vật quốc gia.

Loài chim nguy hiểm nhất thế giới được sách kỷ lục Guiness ghi nhận
Chim đà điểu đầu mèo Australia được sách kỷ lục Guiness ghi nhận là loài chim nguy hiểm nhất thế giới. Chúng sở hữu một chiếc móng sắc như dao và một lực đá mạnh nhất trong các loài.

Kỳ giông Mexico: đứt chân thì mọc chân, “vỡ tim” vẫn cứu được nhưng lại sắp tuyệt chủng
Kỳ giông Mexico là sinh vật rất độc đáo, với khả năng tái tạo như người hành tinh Namek trong bộ truyện "7 viên ngọc rồng".

Những hình ảnh chân thực nhất về "quái vật sông Amazon"
Không có đôi nanh nhọn hoắt cũng như nọc độc chết người, nhưng trăn Anaconda vẫn là một cái tên khiến tất cả phải rùng mình sợ hãi khi nghĩ đến.
