Phát hiện bụi ô nhiễm tấn công não
Các nhà nghiên cứu mới đây phát hiện các phân tử ô nhiễm bé tí bên trong các mẫu mô não, cho thấy bụi ô nhiễm không chỉ tấn công phổi mà còn cả hệ thần kinh.
Nghiên cứu do các nhà khoa học tại Đại học Lancaster (Anh) dẫn đầu và được công bố trên tạp chí khoa học Proceedings of the National Academy of Sciences (PNAS).
Theo đó, họ phân tích mẫu mô não của hai nhóm người, một nhóm sống tại Mexico City (Mexico) - một điểm nóng nổi tiếng về ô nhiễm, và một nhóm ở Manchester (Anh).
Trên mô não của cả hai nhóm, các nhà nghiên cứu phát hiện đều có hàng triệu hạt magnetite. Căn cứ vào hình dáng các hạt magnetite, họ có thể nhận ra đâu là magnetite tự nhiên và đâu là magnetite do ô nhiễm (như khói giao thông và đốt than).
Ô nhiễm không khí gây ra nhiều vấn đề sức khỏe đối với con người. Theo WHO, đây cũng là nguyên nhân khiến 3 triệu người chết sớm mỗi năm trên thế giới - (Ảnh: GETTY IMAGES).
So sánh số lượng, họ nhận thấy những người ở Mexico City có nồng độ magnetite do ô nhiễm cao hơn hẳn nhóm ở Manchester.
Các hạt này rất nhỏ, đường kính chưa tới 200 nano met, nhỏ hơn rất nhiều so với sợi tóc người (dày ít nhất 50.000 nano met).
Trong khi các hạt ô nhiễm cỡ lớn như bụi than có thể mắc kẹt bên trong mũi, những hạt nhỏ hơn có thể xâm nhập vào phổi, những hạt nhỏ hơn nữa có thể đi vào máu.
Vậy các hạt magnetite với kích thước vô cùng nhỏ có thể đi đâu? Các nhà nghiên cứu cho rằng chúng sẽ từ mũi vào hành khứu giác, sau đó thông qua hệ thống thần kinh đi vào vỏ não trán của bộ não.
Theo BBC, các nhà nghiên cứu mô tả phát hiện này là "gây sốc khủng khiếp" và đặt ra một loạt nghi vấn mới về nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe của ô nhiễm không khí.
Chẳng hạn như bụi ô nhiễm có thể là một trong những tác nhân dẫn đến những căn bệnh như Alzheimer's (chứng bệnh gây mất trí nhớ), mặc dù hiện tại khoa học chưa có chứng cứ.
Trước đây, các nghiên cứu về ô nhiễm không khí hầu như chỉ tập trung vào ảnh hưởng của bụi bẩn đối với phổi và tim. Nghiên cứu mới này đã cung cấp bằng chứng đầu tiên rằng các hạt magnetite phát sinh từ ô nhiễm cũng có thể đi sâu vào trong não.
Theo cảnh báo của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) hồi đầu năm nay, mỗi năm có 3 triệu người chết sớm do ô nhiễm không khí.

Nhiễm "hơi lạnh" đám ma sẽ dễ mang bệnh?
Rất nhiều người kiêng đi đám ma khi cơ thể yếu, đặc biệt là trẻ nhỏ, người già yếu, phụ nữ có thai vì sợ nhiễm hơi lạnh từ người chết sẽ sinh bệnh.

Cách xử trí khi bị chuột rút
Chuột rút là tình trạng co thắt cơ đột ngột, gây đau dữ dội ở một bắp thịt thường là co cơ do lạnh hay hoạt động quá sức, làm cho bệnh nhân không tiếp tục cử động được nữa. Vậy phải xử lý như thế nào khi bị chuột rút để giảm đau nhanh chóng và hiệu quả?

Bí quyết để phòng tránh đầy bụng trong ngày Tết
Chế độ sinh hoạt thất thường, ăn uống không điều độ trong kỳ nghỉ Tết thường khiến bạn đầy hơi, khó tiêu. Việc lựa chọn thực phẩm hợp lý sẽ giúp bạn hạn chế tình trạng này.

Tetrodotoxin: Chất độc thường gặp trong cá nóc
Tetrodotoxin còn có một số tên gọi khác như: Fugu poison, Maculotoxin, Spheroidine, Tarichatoxin, TTX.

Những hiện tượng thị giác kì lạ xảy ra với con mắt, bạn đã từng bị chưa?
Từ "ruồi bay" đến "đom đóm mắt", những hiện tượng này dù quen nhưng bạn đã biết nguyên nhân của chúng chưa?

Hiểu đúng về nhóm máu và nguyên tắc truyền máu
Mỗi một nhóm máu lại mang những đặc trưng riêng, kết cấu của mạch máu có thể bị phá vỡ nếu truyền không đúng nhóm máu tương thích.
