Phát hiện các virus có thể tiêu diệt vi khuẩn trong giẻ rửa bát
Nghiên cứu mới về các loại virus trong giẻ rửa bát có thể ăn vi khuẩn có thể hữu ích trong cuộc chiến chống vi khuẩn, vốn không thể tiêu diệt chỉ bằng thuốc kháng sinh.
Các nhà nghiên cứu của Mỹ đã phát hiện các loại virus trong giẻ rửa bát có thể ăn vi khuẩn.
Phát hiện này có thể hữu ích trong cuộc chiến chống vi khuẩn, vốn không thể tiêu diệt chỉ bằng thuốc kháng sinh.
Nghiên cứu trên được giới thiệu tại một cuộc hội nghị thường niên của Hội Vi trùng học Mỹ ngày 23/6.
Một giẻ rửa bát có chứa mọi loại vi trùng khác nhau, trong đó có rất nhiều vi khuẩn.
Trong nghiên cứu, hai nhà khoa học đã sử dụng vi khuẩn làm mồi và xác định được hai thực thể ăn vi khuẩn có thể nuốt gọn vi khuẩn có trong những miếng giẻ rửa bát. Thông thường, một giẻ rửa bát có chứa mọi loại vi trùng khác nhau, trong đó có rất nhiều vi khuẩn, vì vậy cung cấp nguồn thức ăn dồi dào cho các thực thể ăn vi khuẩn.
Brianna Weiss, một nghiên cứu sinh khoa học tại Viện Công nghệ New York, khẳng định: "Nghiên cứu của chúng tôi chứng tỏ giá trị của việc tìm ra các môi trường vi trùng có thể ẩn náu và những thực thể ăn vi khuẩn, hữu ích (đối với con người)".
Các nhà nghiên cứu đã đổi hai thực thể ăn vi khuẩn để xem liệu chúng có thể ăn các loại vi khuẩn được tách ra từ cá thể kia hay không, và đã phát hiện rằng các thực thể này vẫn tiêu diệt được vi khuẩn từ cá thể khác.
Họ đã so sánh DNA của hai chủng độc lập này và phát hiện chúng thuộc một nhóm trùng roi thường có trong chất thải của con người và động vật. Một số vi trùng này có thể gây ra các ca lây nhiễm trong bệnh viện.
Dù hai chủng vi khuẩn này khá giống nhau, các nhà nghiên cứu đã phát hiện nhiều biến thể hóa học của chúng khi tiến hành các xét nghiệm sinh hóa, chứng tỏ các thực thể ăn vi khuẩn là "những kẻ phàm ăn".
Sự khác biệt này đóng vai trò quan trọng, giúp hiểu rõ những loại vi khuẩn mà một thực thể ăn vi khuẩn có thể tiêu diệt, cũng là "chìa khóa" để xác định khả năng điều trị các bệnh lây nhiễm đặc biệt kháng các loại kháng sinh.

Bí mật của loài kiến sống ung dung tự tại ở sa mạc Sahara
Cái nắng, cái nóng như thiêu như đốt ở sa mạc nóng nhất thế giới có vẻ "chẳng nhằm nhò" gì với những chú kiến bạc Sahara.

Bọ ngựa
Là loài côn trùng cỡ lớn, dài 40 - 80 mm, có hai cánh trước và hai cánh sau phát triển rộng. Hai cánh sau trông như tấm kính và chỉ ở viền trước trên đầu mút, cánh có màu xanh lá c&acir

Kỳ lạ loài "cây đi bộ" duy nhất trên thế giới
Socratea exorrhiza có lẽ là loài cây di động duy nhất trên thế giới. Hệ thống phức tạp của rễ cây hoạt động như chân, giúp cây liên tục di chuyển về phía ánh sáng mặt trời khi chuyển mùa.

Phân biệt đào bích và đào phai
Đào phai và đào bích là hai loại hoa đào Tết khá phổ biến và được nhiều người yêu thích.

Top 8 loài hoa đắt đỏ nhất hành tinh, có tiền cũng chưa chắc mua được
Thậm chí có loài hoa hiếm tới mức chưa ai có thể định giá được nó.

Hoa Poppy - Hoa biểu trưng của nước Bỉ
Cây Poppy là thực vật thân thảo, tuổi thọ khoảng 2 năm. Tháng 4, 5 nở hoa màu tím, trắng, đỏ và phớt hồng, rất đẹp. Nó có nguồn gốc từ Châu Âu và Bắc Châu Á, người Bỉ rất thích coi là biểu trưng của nước mình.
