Phát hiện cách thức diệt virus Zika gây bệnh đầu nhỏ
Vi khuẩn Wolbachia vốn dùng để chống lại sốt xuất huyết được giới khoa học Brazil chứng minh có khả năng ngăn chặn muỗi lây lan virus Zika.
"Wolbachia cho thấy hiệu quả với Zika tương tự như sốt xuất huyết", nhà nghiên cứu Luciano Moreira từ Quỹ Oswaldo Cruz (Brazil) nói. Kết luận trên đem lại hy vọng trong cuộc chiến chống lại virus Zika gây bệnh đầu nhỏ đang hoành hành ở Trung - Nam Mỹ, Caribbean và một phần Bắc Mỹ.
Tại Việt Nam, muỗi mang khuẩn Wolbachia đã được thả tại đảo Trí Nguyên, Khánh Hòa. (Ảnh: Reuters).
Theo Reuters, đội ngũ khoa học thuộc Quỹ Oswaldo Cruz đã tiêm 2 chủng Zika tại Brazil vào muỗi vằn bình thường và muỗi vằn nhiễm Wolbachia. Kết quả, sau 2 tuần, lượng virus trong cơ thể và nước bọt của muỗi nhiễm Wolbachia giảm hẳn, khiến chúng ít có khả năng truyền bệnh sang người. Ngoài ra, nhóm nghiên cứu còn tiêm Wolbachia vào trứng muỗi để lây lan sang thế hệ sau. "Ý tưởng là thả muỗi vằn nhiễm Wolbachia trong vài tháng để chúng giao phối với muỗi vằn khác rồi thay thế quần thể muỗi", Moreira giải thích.
Tiến sĩ Jason Rasgon, nhà côn trùng học ở Đại học Penn State (Mỹ) cho biết các nghiên cứu trước đây từng nghi ngờ Wolbachia ngăn chặn lây truyền một mầm bệnh nhưng kích thích mầm bệnh khác phát triển mạnh hơn. Nghiên cứu của các nhà khoa học Brazil chứng minh điều này khó xảy ra. Tuy vậy, Moreira cảnh báo chiến lược ngăn chặn sốt xuất huyết và Zika bằng Wolbachia không thể hiệu quả 100% nên cần kết hợp với nhiều biện pháp khác.
Tại Việt Nam, muỗi mang khuẩn Wolbachia đã được thả tại đảo Trí Nguyên, Khánh Hòa từ tháng 4/2013 nhằm giảm sự lây nhiễm virus Dengue gây bệnh sốt xuất huyết.
Wolbachia là vi khuẩn nội bào tồn tại tự nhiên ở hơn 70% loài côn trùng trên trái đất (bướm, bọ rầy, kiến, nhện...). Nhiều kết quả nghiên cứu khoa học đã chứng minh muỗi mang vi khuẩn Wolbachia có thể ức chế khả năng phát triển của virus Dengue gây bệnh sốt xuất huyết trong cơ thể muỗi, từ đó giảm nguy cơ lây lan dịch sốt xuất huyết trong cộng đồng. Nếu quần thể muỗi mới thay thế hoàn toàn quần thể muỗi trong tự nhiên thì sẽ giảm đáng kể nguy cơ lan truyền bệnh sốt xuất huyết. |

Tuổi thọ của các tế bào trong cơ thể
Các tế bào trong cơ thể người luôn tự làm mới, thay thế lẫn nhau, với tuổi thọ vài ngày hoặc vài chục năm.

Mách bạn những cách tốt nhất để loại bỏ thuốc trừ sâu, hóa chất độc hại trên rau củ
Căn nguyên của nhiều vụ ngộ độc thực phẩm và bệnh nguy hiểm ngày nay bắt nguồn từ chính những loại rau quả bị nhiễm thuốc, hóa chất trong quá trình trồng trọt.

Các biện pháp xử trí khi bị ngộ độc thực phẩm tại nhà
Ngộ độc thực phẩm là biểu hiện bệnh lý xuất hiện sau khi ăn, uống những thức ăn nhiễm độc, nhiễm khuẩn, thức ăn bị biến chất ôi thiu, có chất bảo quản, phụ gia.

Lịch sử tình dục của loài người
Chim làm chuyện ấy, ong làm chuyện ấy, con người từ thuở sơ khai cũng đã làm chuyện ấy. Nhưng hoạt động này đã thay đổi như thế nào trong hàng nghìn năm qua, và thậm chí chỉ trong vài thập kỷ vừa rồi?

Dấu hiệu và cách chăm sóc bệnh nhân bị thủy đậu
Bệnh thủy đậu là một bệnh truyền nhiễm, do virus Varicella Zoster gây ra và thường bùng phát thành dịch vào mùa xuân.

Bóng cười là gì và bóng cười nguy hiểm thế nào?
Bóng cười là khí gây cười, tên hóa học là Đinitơ monoxit hay nitrous oxide, là hợp chất hóa học với công thức N2O. Khi bơm vào bóng bay, gọi là bóng cười (funkyball).
