Phát hiện chế độ ăn "toàn rau" của đấu sĩ La Mã cổ đại
Các chuyên gia khảo cổ học mới đây đã phát hiện ra chế độ ăn đặc biệt của các đấu sĩ La Mã thời xưa sau khi phân tích những dấu hiệu thu thập được từ các bộ hài cốt ở nghĩa trang cổ Ephesus thuộc Thổ Nhĩ Kỳ ngày nay.
>>> Sự thật về "body chuẩn" của các võ sĩ giác đấu cổ đại
Theo đó, chế độ ăn của những đấu sĩ này không giàu protein như mọi người vẫn lầm tưởng mà thay vào đó, chế độ ăn của họ ngày xưa giàu thực vật, cụ thể là đậu, ngũ cốc.
Ảnh khai quật xương chiến binh La Mã cổ đại
Để đưa ra được kết luận này, các nhà nghiên cứu Đức đã tiến hành đo tỷ lệ đồng vị các nguyên tố carbon, nito, lưu huỳnh để khảo sát nồng độ collagen cùng tỷ lệ stronti, canxi trong xương.
Có tất cả 53 cá nhân được nghiên cứu, trong đó có 22 đấu sĩ La Mã được các chuyên gia đặc biệt lưu tâm phân tích. Kết quả cho thấy, bữa ăn của những đấu sĩ này thời xưa chủ yếu gồm ngũ cốc, lúa mạch, lúa mì và không có thịt.
Hình ảnh võ sĩ La Mã thời xưa
Chế độ ăn chay này của những đấu sĩ cổ xưa cũng không hề khác so với thức ăn của người dân thường - họ cũng ăn chủ yếu là thực vật - đậu.
Bên cạnh đó, các chuyên gia cũng phát hiện ra công thức thuốc bổ đặc biệt của người La Mã xưa được ghi lại trong nhiều tài liệu văn học cổ là hoàn toàn có thật.
Theo đó, đấu sĩ xưa đã uống tàn tro trộn với giấm như một liều thuốc bổ giúp tăng cường sức mạnh trước mỗi trận đấu. Giáo sư Fabian Kanz - trưởng nhóm nghiên cứu cho biết: "Khi nghiên cứu xương, chúng tôi phát hiện ra hàm lượng khá cao của stronti, magie, canxi - điều này cho thấy người xưa đã bổ sung một lượng khoáng chất khá lớn và chúng có nhiều trong tàn tro".
Tượng mô tả chiến binh La Mã thời xưa
Ông cũng nói thêm rằng: "Tro thực vật được sử dụng để phục hồi cơ thể sau khi hoạt động mạnh và thúc đẩy quá trình liền xương tốt. Điều này cũng giống như việc chúng ta ngày nay bổ sung thêm canxi có trong các thực phẩm từ sữa nhằm giúp xương chắc khỏe".
Hiện các chuyên gia vẫn đang tiến hành nghiên cứu, so sánh dữ liệu xương từ đấu sĩ với người dân thường để có thể chỉ ra nhiều sự khác biệt.
Nghiên cứu được đăng trêm Tạp chí PLoS ONE.

Kỳ lạ chiếc tủ lạnh hoành tráng thời cổ đại
Chắc hẳn nhiều người cho rằng tủ lạnh là thành tựu khoa học của thế kỷ 20. Ít người biết rằng tủ lạnh đã có từ thời cổ đại, từ năm 400 trước Công nguyên.

Đây là những cây mà NASA khuyên bạn nên trồng trong nhà
Bạn mới mua nhà nhưng không biết phải trang trí như thế nào? Hãy nghĩ ngay tới việc trồng cây cảnh, vừa "mát mắt" như các cụ nhà ta vẫn khen, lại vừa giúp phủ xanh Trái Đất này, dù chỉ là một phần bé nhỏ.

Khủng long làm "chuyện ấy" như thế nào?
Loài vật này có trọng lượng lên tới hàng chục tấn, dài hàng chục mét. Với kích thước lớn như vậy, chúng sẽ làm "chuyện ấy" như thế nào?

Kim tự tháp Ai Cập được xây dựng như thế nào?
Người Aztec, người Maya và người Ai Cập cổ thuộc ba nền văn minh rất khác nhau nhưng lại cùng chung một biểu tượng: các kim tự tháp. Tuy nhiên, trong ba nền văn minh cổ đại này, những chuẩn mực về thiết kế kim tự tháp do người Ai Cập đặt ra được phần lớn mọi người công nhận là kiểu kim tự t

Giải oan cho loài chim bị con người tuyệt diệt
Dodo - loài chim bị con người tàn sát đến mức tuyệt chủng - luôn bị gán cho biệt danh "ngu ngốc, khờ khạo".

Lũ quét chôn vùi hàng chục xác khủng long trong ao tù
Gần 100 năm qua, các nhà khoa học chưa thể lý giải vì sao mỏ khủng long Cleveland-Lloyd ở Texas, Mỹ lại chứa hóa thạch của hơn 75 con khủng long chân thú theropod sống ở kỷ Jura.
