Phát hiện “choáng” từ hai xưởng ướp xác lớn nhất Ai Cập
Hai xưởng ướp xác có niên đại hơn 2.300 năm tiết lộ những chi tiết thú vị trong công nghệ đưa con người và động vật trở thành "bất tử" theo quan niệm cổ đại, bao gồm "dịch vụ tùy chọn" với các mức giá khác nhau.
Theo Bộ Du lịch và cổ vật Ai Cập, đó là hai xưởng ướp xác lớn nhất và hoàn chỉnh nhất từng được khai quật từ trước tới nay, một xưởng dùng để ướp xác người, xưởng còn lại chuyên ướp xác động vật.
Cả hai được xây dựng vào khoảng cuối triều đại XXX (năm 380 trước Công nguyên đến năm 343 trước Công Nguyên) và đầu thời đại Vương quốc Ptolemy được cai trị bởi Alexandros III của Macedonia (Alexandre Đại Đế), tức năm 332 trước Công Nguyên.
Chúng đều tọa lạc ở nghĩa trang cổ Saqqara thuộc tỉnh Giza - Ai Cập.
Một bức phù điêu mô tả một công đoạn trong quá trình ướp xác - (Ảnh: BỘ DU LỊCH VÀ CỔ VẬT AI CẬP).
Theo Heritage Daily, quan niệm của người Ai Cập cổ đại cho rằng ướp xác là để "ka" - một từ để chỉ thứ giống như linh hồn trong quan niệm hiện tại - có thể trở lại cơ thể sau khi chết một thời gian, từ đó bắt đầu cuộc tái sinh.
Những thứ được khai quật từ ướp xác người cho thấy việc đạt được "cuộc sống vĩnh cửu" sẽ có mức giá khác nhau, tức chi phí cho mỗi kiểu ướp xác là khác nhau và người ta có thể tùy vào túi tiền để lựa chọn công nghệ chứ không phải mọi người cũng được ướp theo cùng một kiểu!
Xưởng này là một tòa nhà hình chữ nhật xây bằng gạch bùn, bên trong có nhiều buồng được ngăn cách với nhau, mỗi buồng có giường dài 2 m, rộng 1 m. Trong xưởng vẫn còn một số đồ gốm, dụng cụ, bình nghi lễ, vải lanh và nhựa đen được dùng khi ướp xác.
Xưởng ướp xác động vật cũng có mô hình tương tự, với sảnh và lối vào trung tâm được lót bằng đá vôi, bên trong còn nhiều bình gốm, hài cốt động vật cùng các công trình chuyên dụng khác.
Cuộc khai quật lần này cũng tiết lộ 2 ngôi mộ được trang trí công phu, một người thuộc Vương triều thứ XVIII (khoảng năm 1.400 trước Công Nguyên) tên Menjebu, được ghi chú là quan tư tế của nữ thần Qadesh.
Ngôi mộ còn lại xa xưa hơn, của người tên "Ni-Hesbast-Pa" từ Vương triều thứ V (khoảng năm 2.400 trước Công Nguyên), nắm giữ các chức danh hành chính và tôn giáo quan trọng, được ca ngợi là "tu sĩ của các vị thần".
Ngoài ra người ta còn thấy một nhóm tượng đã mô tả một cặp vợ chồng, những bức tượng gỗ và đá mô tả các cá nhân khác, tượng thần Osiris, các mảnh vỡ của con dấu đất sét, một chiếc quan tài gỗ nhiều màu của thời Tân Vương Quốc (Vương triều thứ XVIII trở đi).

Tổ tiên của loài chim - Chim thủy tổ (Archaeopteryx)
Loài chim tiến hóa ra sao? Đây là một đề tài khó của khoa học. Chim có bộ xương mềm yếu lại bay ở trên không, ít có dịp hóa thạch, nên tài liệu hóa thạch về gốc gác loài chim rất hiếm, cả thế giới chỉ mới p

Bằng chứng cho thấy con người tiến hóa từ cá
Mới đây, các nhà cổ sinh vật học đã tìm ra mối liên hệ giữa vây cá và tay người, góp phần khẳng định nguồn gốc tiến hóa từ cá của chúng ta.

Tìm thấy giống loài "chưa từng được biết đến" trong lăng mộ bà nội Tần Thủy Hoàng
Khi khai quật hầm mộ của bà nội Tần Thủy Hoàng, các nhà khảo cổ không thể ngờ được rằng mình lại tìm ra một giống loài mới cho ngành sinh vật học thế giới.

Hé lộ gương mặt thật của Chúa Jesus
Bằng công nghệ hiện đại, các khoa học gia đã tạo nên một phiên bản "hợp lý" hơn về gương mặt của Chúa Jesus.

Con người bắt đầu mặc “quần áo” từ bao giờ?
Theo các nhà khảo cổ học, họ tìm ra bằng chứng thời điểm sớm nhất tổ tiên loài người không “cởi truồng” là ở những khu vực khảo cổ như Gran Dolina thuộc dãy núi Atapuerca ở Tây Ban Nha, liên quan tới loài người Homo antecessor có niên đại khoảng 780.000 năm về trước.

Phát hiện hóa thạch loài thú cổ trong hang động ở Vịnh Hạ Long
Đây là loài thú có vú, chiều dài đoán định khoảng hơn 1m, có tuổi khoảng 10.000 năm trở lại đây.
