Phát hiện chuột không phải thủ phạm làm lây lan dịch hạch

Nghiên cứu mới phát hiện "cái chết đen" không do chuột lây cho người mà thực chất bệnh dịch hạnh truyền từ người qua người.

Từ lâu, loài chuột đã mang tiếng xấu. Chúng bẩn thỉu, chuyên lục lọi rác và mang đầy mầm bệnh. Đặc biệt, chúng bị coi là thủ phạm khiến dịch hạch hoành hành khắp châu Âu hồi thế kỷ 14-18, gây ra "cái chết đen" kinh hoàng. Gần đây, nghiên cứu mới trên tờ Proceedings of the National Academy of Sciences do Đại học Olso (Na Uy) và Đại học Ferrara (Italy) tiến hành đã minh oan cho loài vật này và khẳng định dịch hạch bùng phát do chính các loại bọ ký sinh trên cơ thể người.


"Cái chết đen" từng giết chết một phần ba dân số châu Âu. (Tranh: Luigi Sabatelli).

Theo IFL, để đưa ra kết luận trên, nhóm tác giả đã dựng lại ba mô hình của nạn dịch hạch ở châu Âu, mỗi mô hình với một véc tơ truyền bệnh khác nhau bao gồm chuột, không khí và ký sinh trùng ở người. Kết quả cho thấy mô hình thứ ba phù hợp hơn cả với diễn biến ngoài thực tế. Các nhà nghiên cứu cũng nhận định nếu chuột là thủ phạm lây truyền thì dịch hạch không thể lây lan nhanh chóng đến mức giết chết 25 triệu người.

Đặc biệt, kết luận của Đại học Olso và Đại học Ferrara tương đồng với mô tả dịch hạch của nhà thơ Italy Giovanni Boccaccio. Thi sĩ này từng viết: "Chỉ cần chạm tay vào quần áo cũng có thể lây bệnh".

Dù ban đầu nhằm mục đích tìm hiểu lịch sử, công trình trên vẫn có ý nghĩa quan trọng bởi tới nay dịch hạch chưa hề biến mất. Năm 2017, dịch hạch bùng phát ở Madagascar khiến ít nhất 202 người tử vong. "Hiểu càng nhiều về căn bệnh càng giúp giảm tỷ lệ tử vong trong tương lai", giáo sư sinh học Nils Stenseth từ Đại học Olso thuộc nhóm nghiên cứu nói với BBC.

Từ nghiên cứu trên, có thể rút ra bài học giữ gìn vệ sinh sạch sẽ đồng thời hạn chế tiếp xúc với bệnh nhân là chìa khóa ngăn dịch bùng phát. Về loài chuột, tất nhiên chúng không hoàn toàn vô hại. Ngay cả khi không phát tán dịch hạch, chúng vẫn mang mầm bệnh này cùng hàng loạt nguy cơ khác.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Mách bạn những cách tốt nhất để loại bỏ thuốc trừ sâu, hóa chất độc hại trên rau củ

Mách bạn những cách tốt nhất để loại bỏ thuốc trừ sâu, hóa chất độc hại trên rau củ

Căn nguyên của nhiều vụ ngộ độc thực phẩm và bệnh nguy hiểm ngày nay bắt nguồn từ chính những loại rau quả bị nhiễm thuốc, hóa chất trong quá trình trồng trọt.

Đăng ngày: 31/03/2025
Các biện pháp xử trí khi bị ngộ độc thực phẩm tại nhà

Các biện pháp xử trí khi bị ngộ độc thực phẩm tại nhà

Ngộ độc thực phẩm là biểu hiện bệnh lý xuất hiện sau khi ăn, uống những thức ăn nhiễm độc, nhiễm khuẩn, thức ăn bị biến chất ôi thiu, có chất bảo quản, phụ gia.

Đăng ngày: 26/03/2025
Lịch sử tình dục của loài người

Lịch sử tình dục của loài người

Chim làm chuyện ấy, ong làm chuyện ấy, con người từ thuở sơ khai cũng đã làm chuyện ấy. Nhưng hoạt động này đã thay đổi như thế nào trong hàng nghìn năm qua, và thậm chí chỉ trong vài thập kỷ vừa rồi?

Đăng ngày: 24/03/2025
Dấu hiệu và cách chăm sóc bệnh nhân bị thủy đậu

Dấu hiệu và cách chăm sóc bệnh nhân bị thủy đậu

Bệnh thủy đậu là một bệnh truyền nhiễm, do virus Varicella Zoster gây ra và thường bùng phát thành dịch vào mùa xuân.

Đăng ngày: 22/03/2025
Bóng cười là gì và bóng cười nguy hiểm thế nào?

Bóng cười là gì và bóng cười nguy hiểm thế nào?

Bóng cười là khí gây cười, tên hóa học là Đinitơ monoxit hay nitrous oxide, là hợp chất hóa học với công thức N2O. Khi bơm vào bóng bay, gọi là bóng cười (funkyball).

Đăng ngày: 19/03/2025
Bệnh tật tiềm ẩn đằng sau nụ hôn

Bệnh tật tiềm ẩn đằng sau nụ hôn

Hôn người khác có thể kéo đến từ những bệnh nhẹ như herpes miệng đến vấn đề nghiêm trọng hơn như viêm màng não do virus hoặc quai bị.

Đăng ngày: 18/03/2025
Cách xử lý khi bị ong đốt

Cách xử lý khi bị ong đốt

Bị ong đốt khiến bạn đau buốt, có thể bị nhiễm độc thậm chí tử vong nếu không được xử lý, cứu chữa kịp thời. Vậy, phải làm gì, sơ cứu vết đốt ra sao khi bị ong đốt?

Đăng ngày: 15/03/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News