Phát hiện cơ chế khiến bệnh ung thư tự khỏi!

Các nhà khoa học Mỹ phát hiện ra mã "kill" có sẵn trong tế bào con người, có thể khiến tế bào ung thư tự hủy mà không cần đến biện pháp hóa trị nhiều tác dụng phụ.

Nhóm nghiên cứu đến từ Đại học Northwestern (Illinois - Mỹ) đã phát hiện rằng mỗi tế bào trong cơ thể người đều chứa một cơ chế phòng vệ tự nhiên. Nếu kích hoạt đúng cách cơ chế này, bệnh ung thư có thể được chữa khỏi mà không cần dùng các phương pháp nhiều tác dụng phụ như hóa trị nữa.

Phát hiện cơ chế khiến bệnh ung thư tự khỏi!
Phát hiện mới đưa đến hy vọng tạo ra liệu trình thay thế các phương pháp hóa trị nhiều tác dụng phụ - (ảnh: SHUTTERSTOCK).

Cơ chế đó được gọi là "mã kill". Theo đúng nghĩa đen, đó là một lệnh giết chóc (kill) ở cấp độ tế bào. Khi mã này tác động tới các "vệ sĩ" bên trong tế bào, báo cho chúng biết tế bào đó đang dần chuyển thành ung thư, các vệ sĩ sẽ buộc tế bào tự hủy để tránh việc bản thân biến thành một thứ độc hại cho cơ thể chung.

Mã này được cài đặt sẵn trong các RNA (axit ribonucleic, một vật chất di truyền quan trọng bên cạnh DNA) và các RNA siêu nhỏ (microRNA). Theo nghiên cứu, mã này xuất hiện do quá trình tiến hóa của con người từ hơn 800 triệu năm trước, như một cơ chế tự nhiên để bảo vệ khỏi bệnh ung thư.

Nhóm nghiên cứu phát hiện rằng một số dạng hóa trị đã vô tình kích hoạt mã kill trong các microRNA, từ đó khiến chúng đóng vai trò nhất định trong việc điều trị ung thư.

Tuy nhiên, hóa trị cùng các phương pháp trị ung thư khác thường cũng mang lại khá nhiều tác dụng phụ cho cơ thể. Giáo sư Marcus E. Peter và Tomas D. Spies, 2 tác giả chính của nghiên cứu, đến từ Trường Y khoa Feinberg thuộc Đại học Northwestern, cho biết: "Bây giờ chúng ta đã biết được mã kill, chúng ta có thể kích hoạt cơ chế mà không cần dùng hóa trị và không "gây rối" với bộ gene của bệnh nhân".

Các tác giả cho biết các protein mã hóa RNA lớn có thể được chuyển đổi thành các microRNA "sát thủ" và chính thứ vật liệu hoàn toàn tự nhiên, không độc hại mà bản thân bệnh nhân sở hữu này sẽ giúp họ khỏi bệnh.

Các nhà khoa học đang tiếp tục mở rộng nghiên cứu để biến các phát hiện này thành một liệu pháp trị ung thư hoàn chỉnh.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Ung thư không cần xạ trị nhờ xét nghiệm máu sau phẫu thuật

Ung thư không cần xạ trị nhờ xét nghiệm máu sau phẫu thuật

Các nhà khoa học đang thử nghiệm một loại xét nghiệm máu mới giúp các bệnh nhân ung thư đã qua phẫu thuật biết rõ tế bào ung thư có còn sót lại trong cơ thể mình sau phẫu thuật hay không.

Đăng ngày: 27/10/2018
Cảnh báo ung thư đường mật di căn qua gan

Cảnh báo ung thư đường mật di căn qua gan

Ung thư đường mật di căn qua gan là biểu hiện của bệnh ung thư đường mật đã ở giai đoạn cuối. Lúc này, mọi phương pháp điều trị gần như không mang lại hiệu quả.

Đăng ngày: 25/10/2018
Tỷ lệ ung thư ruột gia tăng tại Trung Quốc, Mỹ, Úc và châu Âu

Tỷ lệ ung thư ruột gia tăng tại Trung Quốc, Mỹ, Úc và châu Âu

Các nhà nghiên cứu vừa phát hiện ra tỷ lệ ung thư ruột đang có chiều hướng gia tăng ở châu Âu. Họ cho rằng kích thước vòng eo có thể là một nguyên nhân chính gây ra xu hướng trên.

Đăng ngày: 25/10/2018
Cậu bé 13 tuổi tìm ra thuật toán giúp điều trị ung thư tụy

Cậu bé 13 tuổi tìm ra thuật toán giúp điều trị ung thư tụy

Cậu bé đã sáng tạo ra thuật toán mà trong đó một mô hình hóa bằng máy được sử dụng để giúp các bác sĩ tập trung vào tuyến tụy trong suốt quá trình điều trị ung thư, theo Time.

Đăng ngày: 24/10/2018
Ung thư đường mật - nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Ung thư đường mật - nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Ung thư đường mật một loại ung thư hiếm gặp, ít được nhắc đến vẫn đang âm thầm tàn phá sức khỏe của hàng nghìn người trên thế giới.

Đăng ngày: 24/10/2018
Đừng nhầm lẫn ung thư lưỡi và nhiệt miệng

Đừng nhầm lẫn ung thư lưỡi và nhiệt miệng

Biểu hiện của ung thư lưỡi có nhiều điểm rất tương đồng với bệnh nhiệt miệng. Vậy làm thế nào để phân biệt 2 bệnh này để phát hiện sớm và xử trí kịp thời?

Đăng ngày: 22/10/2018
Ung thư tuyến giáp khó phát hiện, dễ di căn

Ung thư tuyến giáp khó phát hiện, dễ di căn

Ung thư tuyến giáp thường không có dấu hiệu rõ ràng nên âm thầm di căn đến nhiều bộ phận khác, khi phát hiện bệnh thì đã muộn.

Đăng ngày: 22/10/2018
Tiêu điểm
Khoa Học News