Phát hiện con đập lớn nhất của người Maya
Các nhà khảo cổ đã xác định con đập nằm trên lãnh thổ thành phố cổ Tical mà người da đỏ đã đào và sử dụng nhiều thế kỷ là con công trình thuỷ lợi lớn nhất của người Maya. Phát hiện này đăng trên Tạp chí Proceedings of the National Academy of Sciences, và nội dung tóm tắt trên trang mạng của Trường ĐH Cincinnati (Hoa Kỳ).
Theo các tác giả, con đập nằm ở trung tâm thành phố cổ Tical, nơi mà vào thời phồn thịnh nhất dân số lên tới 60.000 - 80.000 người. Trước khi khai quật, người ta chỉ nghĩ nó đơn giản là một con đường lát đá.
Kết cấu của con đập tương đối phức tạp, có xây cửa đập chắc chắn và bộ phận để làm sạch nguồn nước chảy vào. Chiều rộng công trình thuỷ lợi này là 80m, độ cao 10m. Thể tích nước dự trữ ước tính 75.000m3.
Các nhà khảo cổ cho biết, nước mưa chảy dồn vào đập từ những đường ôm quanh đập. Trước khi vào hồ chứa, nước phải đi qua bể lọc có chứa cát thạch anh, khai thác từ các vỉa quặng đặc biệt cách thành phố trên 30km.
Việc xây dựng hồ chứa nước cho phép người da đỏ sống sót qua các thời kỳ khô hạn xảy ra khá thường xuyên ở vùng này. Nếu không có con đập, dân chúng không thể sống được ở một thành phố đông dân cư như thành phố Tical.
Đập ở Tical là con đập lớn nhất của người Maya với một nền văn minh còn nhiều điều bí ẩn cần khám phá. Nếu tính trên cả vùng Tân lục địa (tức toàn bộ châu Mỹ) về quy mô nó chỉ thua đập Purron trong thung lũng Teuacan.

Khủng long có họ với... gà?
Gần đây, các nhà khoa học đã phát hiện phần mô mềm trên đỉnh đầu của loài khủng long Edmontosaurus tại Canada và thấy sự tương đồng với phần mào của loài gà ngày nay.

Nguồn gốc thực sự của Bức tường thành Jerusalem
Lịch sử của một trong những địa điểm linh thiêng nhất thế giới đối với cả người Do Thái và người Hồi Giáo có lẽ sẽ phải được viết lại sau một khám phá bất ngờ của các nhà khảo cổ Israel.

Thủy quái Leviathan không còn là huyền thoại
Các nhà nghiên cứu vừa phát hiện những dấu tích hóa thạch của một con cá voi cổ đại với bộ răng to lớn đáng sợ.

Bí ẩn về những năm cuối cùng của voi ma mút
Một nhà nghiên cứu người Hà Lan đã xem xét hàm của voi răng mấu thời tiền sử. Hóa thạch 2,5 triệu tuổi này có thể cung cấp hiểu biết về nguyên nhân tuyệt chủng của voi nguyên thủy.

Những điều nhầm tưởng về khủng long
Danh sách dưới đây sẽ khám phá một số quan niệm sai lầm thường gặp về khủng long, và rằng chúng ta đã biết bao nhiêu về chúng, do tạp chí NewScientist liệt kê.

Vật thể nghi smartphone trong tranh vẽ thế kỷ 17
Trong bức tranh "Mr. Pynchon and the Settling of Springfield" người này đang cầm một đồ vật trên tay phải, trông rất giống tư thế người thời nay cầm smartphone và vuốt màn hình bằng ngón cái.
