Phát hiện "con đường tình yêu" nơi 5 loài người giao phối dị chủng
Một con đường từ châu Phi xuyên lục địa Á – Âu đã hé lộ bằng chứng về tình yêu dị chủng giữa con người hiện đại chúng ta với ít nhất 4 loài người cổ đã tuyệt chủng.
Nghiên cứu mới của Trung tâm DNA cổ đại Châu Úc thuộc Đại học Adelaide (Úc) đã vẽ lại bản đồ của một con đường lịch sử mà tổ tiên người hiện đại Homo Sapiens chúng ta đã đi 50.000-55.000 về trước, rời châu Phi để đến những miền đất hứa khác thuộc lục địa Á – Âu. Đặc biệt hơn, con đường ấy ghi dấu vô số tình yêu khác loài giữa họ và những homin khác thuộc các loài đã tuyệt chủng của chi Người.
Con người hiện đại từ khi rời châu Phi đã từng yêu đương và giao phối với ít nhất 4 loài người tuyệt chủng - (ảnh minh họa từ internet).
Theo tác giả chính – tiến sĩ João Teixeira, một nhóm người lớn từ khu vực Trung – Bắc Trung Phi đã rời quê hương tiến về phía Bắc. Trên địa phận thuộc Ai Cập ngày nay, nhóm này rẽ thành 2 nhánh, một tiến về hướng Algeria ngày nay, 1 nhánh di chuyển về phía Trung Đông và gặp gỡ người Neaderthals ở địa phận thuộc Ả Rập Saudi – Iraq ngày nay. Nhiều cuộc hôn phối dị chủng đã xảy ra. Người Neaderthals tuyệt chủng sau đó ít lâu (khoảng 30.000-50.000 năm về trước) nhưng họ đã kịp để lại dòng giống mình trông bộ gene của các Homo Sapiens cổ xưa.
Bản đồ "con đường tình yêu dị chủng" của loài người - (ảnh: PNAS/MAIL ONLINE).
Sau đó, các vị tổ tiên, với không ít cá thể đã lai Neanderthals, lại chia thành 2 nhóm, một đi về phía Châu Âu và ở lại, một di chuyển về phía Đông Nam Á. Trên đường, tại khu vực Iran – Pakistan ngày nay, tổ tiên chúng ta đã gặp một loài tuyệt chủng bí ẩn, tạm gọi là "Hominin tuyệt chủng 1", hòa lẫn dòng máu lần nữa.
Nhóm người này tiếp tục tiến đến khu vực có lẽ gần biên giới Myanma Trung Quốc ngày nay, rẽ nhánh lần nữa. Nhóm đi về phía Bắc đã gặp loài tuyệt chủng Denisovans vốn trú ngụ ở khu vực Tây Tạng ngày nay và lại nảy sinh tình yêu.
Người Denisovans - (ảnh: Reuters).
Nhóm rẽ về phía Nam băng qua Đông Nam Á – ngày xưa có thể vẫn liền một dải đất – đến khu vực thuộc Indonesia. Họ được gọi là người Australo – Papuan, tổ tiên của những người Indonesia và châu Úc ngày nay. Nhóm này lại gặp gỡ và yêu một nhóm Denisovans khác.
Lứa con cháu của họ tiếp tục chia đôi. Một nhóm với đặc điểm di truyền khá giống người Phillippines hiện nay tiến lên Phillippines và giao phối với người Denisovans lần nữa; trong khi nhóm tiến về phía châu Úc và trên đường đi ngang vùng quanh đảo Flores thuộc địa phận Indonesia ngày nay, họ đã hòa dòng máu với loài người tuyệt chủng thứ tư chưa xác định, gọi là "Hominin tuyệt chủng 2".
Nghiên cứu kỳ thú trên vừa công bố trên tạp chí khoa học PNAS.

Đây là những cây mà NASA khuyên bạn nên trồng trong nhà
Bạn mới mua nhà nhưng không biết phải trang trí như thế nào? Hãy nghĩ ngay tới việc trồng cây cảnh, vừa "mát mắt" như các cụ nhà ta vẫn khen, lại vừa giúp phủ xanh Trái Đất này, dù chỉ là một phần bé nhỏ.

Tìm ra nguyên nhân khiến cho nền văn minh Maya sụp đổ
Phân tích của nghiên cứu cho thấy lượng mưa hàng năm giảm mạnh và độ ẩm giảm đã góp phần gây ra hạn hán và chấm dứt nền văn minh Maya.

Kim tự tháp Ai Cập được xây dựng như thế nào?
Người Aztec, người Maya và người Ai Cập cổ thuộc ba nền văn minh rất khác nhau nhưng lại cùng chung một biểu tượng: các kim tự tháp. Tuy nhiên, trong ba nền văn minh cổ đại này, những chuẩn mực về thiết kế kim tự tháp do người Ai Cập đặt ra được phần lớn mọi người công nhận là kiểu kim tự t

Những điều chưa biết về khủng long
Khủng long chính là 1 trong những sinh vật cổ đại nổi tiếng nhất trên Trái Đất, với vô vàn bí ẩn thú vị đang dần được khám phá đến tận ngày nay.

Giải oan cho loài chim bị con người tuyệt diệt
Dodo - loài chim bị con người tàn sát đến mức tuyệt chủng - luôn bị gán cho biệt danh "ngu ngốc, khờ khạo".

Vì sao Trung Quốc chưa dám khai quật tiếp lăng mộ Tần Thủy Hoàng?
Theo Ancient Origins, 2.200 năm trước, hoàng đế Tần Thủy Hoàng là người đầu tiên thống nhất Trung Hoa, sau thời Chiến quốc khói lửa.
