Phát hiện con ong nửa đực, nửa cái

Đây được xem là trường hợp nghiên cứu đặc biệt, bởi rất khó phát hiện một cá thể độc đáo như thế vẫn còn sống.

Theo Science Alert, thỉnh thoảng, các nhà nghiên cứu lại phát hiện trong tự nhiên một con vật mang trên mình cả 2 giới tính.

Thuật ngữ gynandromorph dùng để chỉ những loài động vật như thế. Điều này có thể được tìm thấy ở loài bướm, ngoài ra có các trường hợp khác như động vật giáp xác, đặc biệt là tôm hùm, cua và thậm chí ở chim (hầu như không tìm thấy ở động vật có vú).

Phát hiện con ong nửa đực, nửa cái
Các đặc điểm của con ong lưỡng tính gynandromorph. (Ảnh: Journal of Hymenoptera Research).

Cá thể mới nhất được phát hiện có cả 2 giới tính là một con ong thuộc loài sống về đêm ở Trung và Nam Mỹ tên gọi Megalopta amoenae. Ở bên trái con ong là giới tính đực có hàm và chân sau thanh mảnh, râu dài. Trong khi bên phải là giới tính cái với bộ hàm lớn, chân sau đầy lông và râu nhỏ.

Các nhà côn trùng học ở Đại học Cornell, Mỹ rất quan tâm đến hành vi của con ong này. Nó thường thức dậy trước cả những con ong đực và cái khác, song hành vi hoạt động thường nhật giống con cái hơn.

Đây có thể xem là trường hợp nghiên cứu đặc biệt, bởi rất khó phát hiện một con ong gynandromorph vẫn còn sống.

"Cá thể gynandromorph cho chúng ta cái nhìn rõ hơn về sự tiến hóa của những hình thái chuyên biệt, cũng như sự biến đổi của các loài côn trùng có tổ chức cộng đồng cao và phương pháp sinh sản mới", nhóm nghiên cứu cho hay.

Trong khi đó, những khía cạnh khác của ong gynandromorph vẫn đang được giới khoa học tìm hiểu.

Ví dụ, một nghiên cứu năm 2018 cho biết cách xác định giới tính ở bộ Cánh màng (Hymenopterans) bao gồm các loài như ong, kiến rất đặc biệt. Nếu một quả trứng được thụ tinh, sản phẩm ra đời thường là con cái hoặc con đực.

Nhưng nếu có cá thể thứ 2 hoặc 3 xâm nhập vào trứng đã được thụ tinh, sản phẩm ra đời có thể dẫn đến một cá thể gynandromorph.

"Tuy nhiên, lưu ý là chúng ta chỉ có duy nhất một cá thể mẫu. Cần có thêm nhiều nghiên cứu hơn để hiểu rõ sự khác biệt về nhịp sinh học dựa theo giới tính ở loài này cũng như ở các loài có gynandromorph khác", nhóm nghiên cứu cho biết.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Phát hiện vi khuẩn tự tạo CO2 mà không cần oxy

Phát hiện vi khuẩn tự tạo CO2 mà không cần oxy

​​​​Vi khuẩn Acetobacterium woodii được phát hiện dưới đáy biển có khả năng tự tạo hydro và CO2 để sản xuất năng lượng mà không cần oxy.

Đăng ngày: 06/04/2020
Phát hiện sự sống dưới vết nứt sâu 15km

Phát hiện sự sống dưới vết nứt sâu 15km

Vi sinh vật phát triển mạnh tại một trong những môi trường khắc nghiệt nhất Trái Đất mở ra hy vọng tìm thấy sự sống trên hành tinh khác.

Đăng ngày: 04/04/2020
Phát hiện loài nhện hoa văn như tranh của Van Gogh

Phát hiện loài nhện hoa văn như tranh của Van Gogh

Loài nhện mới vừa được phát hiện khiến không ít chuyên gia ngỡ ngàng vì họa tiết trên cơ thể chẳng khác tranh vẽ. Nhiều người còn đùa rằng, phải chăng Van Gogh lấy ý tưởng từ loài vật này cho kiệt tác của mình?

Đăng ngày: 03/04/2020
Loài sinh vật siêu nhỏ rất đáng sợ và gần như không thể tiêu diệt

Loài sinh vật siêu nhỏ rất đáng sợ và gần như không thể tiêu diệt

Không chỉ tạo cảm giác ghê sợ, nấm mốc còn ẩn chứa nhiều nguy cơ lây nhiễm bệnh và chúng thật sự rất khó tiêu diệt.

Đăng ngày: 01/04/2020
Tại sao có loài hoa thơm và loài hoa không thơm?

Tại sao có loài hoa thơm và loài hoa không thơm?

“Nói chung, trong mỗi loài hoa đều có chứa hương thơm, nhưng không phải tất cả các loài hoa đều có hương thơm". Tại sao lại như vậy?

Đăng ngày: 28/03/2020
Ảnh chụp vi khuẩn phủ kín lưỡi người

Ảnh chụp vi khuẩn phủ kín lưỡi người

Nhờ kỹ thuật chụp ảnh huỳnh quang mới, các nhà khoa học Mỹ tìm ra cách phân bố phức tạp của các loại vi khuẩn trên lưỡi.

Đăng ngày: 27/03/2020
Những điều cần biết về virus Hanta

Những điều cần biết về virus Hanta

Virus Hanta (hay còn được gọi là vi rút Hantaan) được phát hiện đầu tiên tại sông Hantaan của Hàn Quốc vào năm 1978.

Đăng ngày: 26/03/2020
Tiêu điểm
Khoa Học News