Phát hiện dành cho "cú đêm": Kết quả bất ngờ khi một đêm thức trắng
Thức trắng đêm chắc chắn là có hại rồi, nhưng hại đến mức nào nhỉ?
Tác hại của việc thức trắng đêm
Chắc hẳn hầu hết chúng ta đều từng trải qua những lúc "khẩn cấp" buộc phải thức muộn, hoặc thậm chí là trắng đêm, nhất là lúc trước kỳ thi, trước hạn nộp bài tập, công việc...
Nhưng bạn nên lường trước được hậu quả của việc thức trắng đêm đối với cơ thể mình, vì trong nhiên cứu mới đây, các chuyên gia thần kinh học người Na Uy đã xem xét kĩ lưỡng những kịch bản có thể xảy ra đối với sức khỏe và chúng không hề tốt đẹp một chút nào.
Trong nghiên cứu, các khoa học gia lựa chọn 21 nam thanh niên để thực hiện một cuộc khảo sát sử dụng kĩ thuật cộng hưởng từ (DTI test), nhằm biết được lượng nước phân bố trên toàn cơ thể và tình trạng của hệ thần kinh.
Những tình nguyện viên này sẽ phải thức trong vòng 23 tiếng liên tục. Đồng thời để đảm bảo tính khách quan, họ sẽ không được sử dụng cafe, thuốc lá hay bất kỳ chất kích thích nào tương tự.
Kết quả nghiên cứu cho thấy, các ứng viên có một sự thay đổi rõ rệt về mật độ chất trắng trong não (thể hiện sự liên kết của hệ thần kinh) khi thức trắng đêm.
Theo đó, việc không ngủ sẽ làm cho mạng lưới liên kết trong não bị giảm sút, khiến bạn không thể suy nghĩ mạch lạc. Sự thay đổi này được ghi nhận ở nhiều điểm trong não như vùng liên kết hai bán cầu, cuống não, vùng đồi, vùng thái dương và thùy chẩm.
Tuy vậy, các khoa học gia cho biết hiện vẫn chưa rõ hệ quả lâu dài của việc thức trắng đối với cơ thể của chúng ta. Liệu một giấc ngủ bù vào ngày hôm sau có thể “chuộc lỗi” cho sai lầm của đêm hôm trước? Ngoài ra, nghiên cứu cũng chưa cho thấy các yếu tố khác có ảnh hưởng tới việc thay đổi các chất trong não bộ hay không.
Theo nhà khoa học Torbjorn Elvsåshagen - trưởng nhóm nghiên cứu: “Tôi nghĩ những ảnh hưởng của việc thức trắng đêm tới tính liên kết của hệ thần kinh là không lâu dài và có thể khắc phục sau một vài đêm ngủ bù.
Tuy nhiên, không loại trừ trường hợp việc thường xuyên thiếu ngủ sẽ dẫn đến ảnh hưởng lâu dài đến cấu trúc não. Điều này vẫn còn cần được xác minh".
Liệu những giấc ngủ sau đó có giúp cơ thể bù đắp được "hậu quả" từ đêm hôm trước?
Bên cạnh đó, trong số 21 tình nguyện viên - có 2 người cho kết quả khác so với số còn lại. Điều này cho thấy rằng rất có thể trong chúng ta có những người sở hữu cơ thể với khả năng chống lại những ảnh hưởng xấu của tình trạng mất ngủ đối với cơ thể.

Mách bạn những cách tốt nhất để loại bỏ thuốc trừ sâu, hóa chất độc hại trên rau củ
Căn nguyên của nhiều vụ ngộ độc thực phẩm và bệnh nguy hiểm ngày nay bắt nguồn từ chính những loại rau quả bị nhiễm thuốc, hóa chất trong quá trình trồng trọt.

12 nguồn đạm thực vật tuyệt vời thay thế đạm động vật
Chất đạm được xem là nền tảng của cuộc sống do nó là dưỡng chất tạo thành các axít amin thúc đẩy sự phát triển và phục hồi của tế bào.

Các biện pháp xử trí khi bị ngộ độc thực phẩm tại nhà
Ngộ độc thực phẩm là biểu hiện bệnh lý xuất hiện sau khi ăn, uống những thức ăn nhiễm độc, nhiễm khuẩn, thức ăn bị biến chất ôi thiu, có chất bảo quản, phụ gia.

Lịch sử tình dục của loài người
Chim làm chuyện ấy, ong làm chuyện ấy, con người từ thuở sơ khai cũng đã làm chuyện ấy. Nhưng hoạt động này đã thay đổi như thế nào trong hàng nghìn năm qua, và thậm chí chỉ trong vài thập kỷ vừa rồi?

Dấu hiệu và cách chăm sóc bệnh nhân bị thủy đậu
Bệnh thủy đậu là một bệnh truyền nhiễm, do virus Varicella Zoster gây ra và thường bùng phát thành dịch vào mùa xuân.

Bóng cười là gì và bóng cười nguy hiểm thế nào?
Bóng cười là khí gây cười, tên hóa học là Đinitơ monoxit hay nitrous oxide, là hợp chất hóa học với công thức N2O. Khi bơm vào bóng bay, gọi là bóng cười (funkyball).
