Phát hiện điểm săn bắn theo nghi lễ ở sa mạc Jordan từ 7.000 năm trước Công nguyên
Mới đây, các nhà khảo cổ học đã phát hiện ra một di tích thời kỳ đồ đá có niên đại từ 7.000 năm trước Công nguyên trong một sa mạc hẻo lánh ở Jordan. Từ các di tích cho thấy con người đã quây tròn và săn bắn linh dương sớm hơn nhiều so với người ta nghĩ trước đây.
Một trong hai bức tượng được các nhà khảo cổ học phát hiện ở sa mạc đông nam Jordan được chụp trong một cuộc họp báo ở Amman, Jordan ngày 22 tháng 2 năm 2022. (Ảnh: Reuters)
Nhóm các chuyên gia Pháp và Jordan cũng đã tìm thấy hơn 250 hiện vật tại địa điểm này, bao gồm các bức tượng nhỏ tinh xảo về động vật mà họ tin rằng đã được sử dụng trong các nghi lễ để kêu gọi các lực lượng siêu nhiên cho các cuộc săn thành công.
Các đồ vật, bao gồm hai bức tượng đá có chạm khắc mặt người, là một trong những tác phẩm nghệ thuật lâu đời nhất từng được tìm thấy ở Trung Đông.
Nayef al Fayez, Bộ trưởng Du lịch Jordan đứng cạnh hai bức tượng được các nhà khảo cổ học phát hiện ở sa mạc đông nam Jordan trong một cuộc họp báo ở Amman, Jordan. (Ảnh: Reuters)
Hai bức tượng được các nhà khảo cổ học phát hiện ở sa mạc đông nam Jordan. (Ảnh: Reuters)
Wael Abu Azizeh, đồng giám đốc nhóm khảo cổ người Pháp, cho biết: "Đây là một địa điểm độc nhất vô nhị nơi số lượng lớn linh dương bị săn đuổi trong những nghi lễ phức tạp. Nó không có đối thủ trên thế giới từ thời kỳ đồ đá".
Các chuyên gia đã tìm thấy những bức tường đá tập trung dài vài km, được dùng để nhốt linh dương vào một khu vực, nơi chúng có thể bị săn bắt dễ dàng hơn.
Mặc dù những cấu trúc như vậy có thể được tìm thấy ở những nơi khác. Nhưng trong cảnh quan khô cằn của Trung Đông và Tây Nam Á, chúng được cho là lâu đời nhất, được bảo tồn tốt nhất và lớn nhất, các chuyên gia cho biết.
Một tuyên bố của Dự án Khảo cổ Đông Nam Badia (SEBAP) làm việc ở đây từ năm 2013 cho biết: “Họ chứng thực sự trỗi dậy của các chiến lược săn lùng hàng loạt cực kỳ tinh vi, bất ngờ trong một khoảng thời gian sớm như vậy".
Mọi người tham dự một cuộc họp báo do Bộ Du lịch Jordan tổ chức. (Ảnh: Reuters)
Những ngôi nhà giống như túp lều hình tròn của khu định cư và số lượng lớn di vật linh dương cho thấy cư dân không chỉ săn bắn cho nhu cầu của riêng họ mà còn trao đổi với các khu định cư lân cận.
Bộ trưởng Du lịch Nayef al Fayez nói với Reuters rằng, những khám phá này là sự bổ sung ngoạn mục cho những viên ngọc khảo cổ học của Jordan, bao gồm thành phố Petra được đẽo từ đá sa mạc, thành phố La Mã Jerash và các lâu đài từ thời Trung cổ.

Chuyện li kỳ về 10 bảo vật vô giá của Trung Quốc
Rác trong mắt bạn lại là một kho báu quý giá trong mắt người khác.Tại Trung Quốc, đã từng có vô số cổ vật, thậm chí là bảo vật Quốc gia lưu lạc trong dân gian, bị coi là rác, là phế vật.

Nguồn gốc thực sự của Bức tường thành Jerusalem
Lịch sử của một trong những địa điểm linh thiêng nhất thế giới đối với cả người Do Thái và người Hồi Giáo có lẽ sẽ phải được viết lại sau một khám phá bất ngờ của các nhà khảo cổ Israel.

Bí ẩn về những năm cuối cùng của voi ma mút
Một nhà nghiên cứu người Hà Lan đã xem xét hàm của voi răng mấu thời tiền sử. Hóa thạch 2,5 triệu tuổi này có thể cung cấp hiểu biết về nguyên nhân tuyệt chủng của voi nguyên thủy.

Trung Quốc phát hiện một kho báu lớn niên đại hơn 300 năm
Theo ước tính của các nhà khảo cổ, giá trị của kho báu lên tới hơn 12.000 tỷ đồng.

Tổ tiên của loài chim - Chim thủy tổ (Archaeopteryx)
Loài chim tiến hóa ra sao? Đây là một đề tài khó của khoa học. Chim có bộ xương mềm yếu lại bay ở trên không, ít có dịp hóa thạch, nên tài liệu hóa thạch về gốc gác loài chim rất hiếm, cả thế giới chỉ mới p

Bằng chứng cho thấy con người tiến hóa từ cá
Mới đây, các nhà cổ sinh vật học đã tìm ra mối liên hệ giữa vây cá và tay người, góp phần khẳng định nguồn gốc tiến hóa từ cá của chúng ta.
