“Phát hiện độc nhất vô nhị“ bên trong lăng mộ kim tự tháp của pharaoh Ai Cập

Theo các nhà sử học Ai Cập, phát hiện có một không hai bên trong lăng mộ pharaoh Unas giúp hiểu rõ hơn về nền văn minh tiên tiến thời kỳ này.

Người Ai Cập cổ đại sống tại vùng hạ lưu của sông Nile hơn 4.500 trước. Nền văn minh Ai Cập cổ đại có sự phát triển vượt bậc, bằng chứng là một số công trình vẫn trụ vững tới ngày hôm nay như kim tự tháp Giza...

“Phát hiện độc nhất vô nhị“ bên trong lăng mộ kim tự tháp của pharaoh Ai Cập
Lăng mộ kim tự tháp của pharaoh Unas là công trình hoàng gia nhỏ nhất còn tồn tại nhưng cũng mang nét độc đáo nhất.

Unas là pharaoh thứ 9 và cũng là vị vua cuối cùng ở vương triều thứ 5 của Ai Cập cổ đại. Ông sở hữu một kim tự tháp nhỏ nhất trong số các công trình hoàng gia tồn tại tới ngày nay, được xây dựng ở thành phố Saqqara, Ai Cập.

Bên trong kim tự tháp, pharaoh Unas cho xây nhiều lăng mộ hình chữ nhật còn gọi là mastaba để chôn cất bản thân và các thành viên trong gia đình.

Thoạt đầu, ai cũng nghĩ không có gì đặc biệt nhưng các nhà sử học đã có một phát hiện thú vị khí nghiên cứu kỹ hơn về lăng mộ của pharaoh Unas.

"Đây là lối vào dẫn đến lăng mộ kim tự tháp của vua Unas và đây là kim tự tháp đầu tiên có chữ viết cùng các mastaba cho con cái của pharaoh. Ở thời kỳ pharaoh Unas cai trị, Ai Cập phải chịu một nạn đói thảm khốc do hạn hán và điều này được ghi trong lối vào của kim tự tháp. Tuy nhiên, pharaoh Unas đã cho xây nhiều kênh đào, hạn hán và nạn đói nhanh chóng biến mất", nhà Ai Cập học Ryan Woodside chia sẻ trong một chương trình năm 2018.

Trong mộ của con gái vua Unas, các nhà nghiên cứu còn phát hiện nhiều hình ảnh cho thấy sự thịnh vượng của Ai Cập thời đó.

"Hình ảnh cho thấy số lượng lớn gia súc và nghề đánh bắt phát triển trên sông Nile. Pharaoh Unas thực sự biến Ai Cập trở thành một đất nước thịnh vượng", ông Woodside nói thêm.

“Phát hiện độc nhất vô nhị“ bên trong lăng mộ kim tự tháp của pharaoh Ai Cập
Hình ảnh cho thấy việc đánh bắt cá trên sông Nile của người Ai Cập cổ đại.

Màu xanh xuất hiện trên các bức tranh cũng được các nhà sử học lý giải. Dưới thời Ai Cập cổ đại, màu xanh đồng nghĩa với sự "sinh sôi" và "khỏe mạnh". Nó đại diện cho thực vật, cuộc sống mới và sự phát triển.

Tuy nhiên, người Ai Cập cổ đại nhận ra chu kỳ phát triển và lụi tàn nên màu xanh cũng liên quan đến cái chết và sức mạnh của sự hồi sinh.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Dấu vân tay 3.000 năm hé lộ cách xây dựng của người cổ đại

Dấu vân tay 3.000 năm hé lộ cách xây dựng của người cổ đại

Dấu vân tay 3.000 năm bí ẩn đã được tìm thấy trong các viên gạch tại một địa điểm khảo cổ ở Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE), hé lộ nguyên lý xây dựng của người cổ đại.

Đăng ngày: 04/06/2019
Bất ngờ phát hiện xác tàu đắm thế kỷ 19 bí ẩn ở Vịnh Mexico

Bất ngờ phát hiện xác tàu đắm thế kỷ 19 bí ẩn ở Vịnh Mexico

Một con tàu đắm bí ẩn đã được phát hiện ở Vịnh Mexico vào ngày 16/5 bởi các nhà nghiên cứu của Cơ quan Khí quyển và Đại dương Quốc gia (NOAA) khi đang thử nghiệm thiết bị bay không người lái dưới nước.

Đăng ngày: 03/06/2019
Ngôi làng bí ẩn

Ngôi làng bí ẩn "hiện hình" giữa khu rừng ma dưới đáy biển

Một ngôi làng đồ đá 10.000 năm tuổi bất ngờ được tìm thấy giữa khu rừng hóa thạch sâu bên dưới Biển Bắc thuộc Đại Tây Dương.

Đăng ngày: 01/06/2019
Trung Quốc: Tìm được vòng cổ bằng vàng 800 năm mà như mới toanh trong xác tàu đắm

Trung Quốc: Tìm được vòng cổ bằng vàng 800 năm mà như mới toanh trong xác tàu đắm

Hai chiếc vòng cổ bằng vàng được phát hiện cùng hàng nghìn cổ vật khác có từ thời nhà Tống.

Đăng ngày: 01/06/2019
Chiếc đầu cẩm thạch hiện ra trên bức tường phế tích

Chiếc đầu cẩm thạch hiện ra trên bức tường phế tích

Chiếc đầu cẩm thạch có đôi mắt thủy tinh được cho là của thần rượu nho Dionysus, bất ngờ hiện ra giữa bức tường của một phế tích thời trung cổ.

Đăng ngày: 31/05/2019
Phát hiện hóa thạch người 300.000 năm tuổi

Phát hiện hóa thạch người 300.000 năm tuổi

Các nhà khảo cổ tìm thấy nhiều hóa thạch người, động vật có vú và đồ tạo tác bằng đá tại địa điểm từng là hang động trong quá khứ.

Đăng ngày: 31/05/2019
Hóa thạch 50 triệu năm của đàn cá cổ đại gần 300 con

Hóa thạch 50 triệu năm của đàn cá cổ đại gần 300 con

Hóa thạch của đàn cá hàng trăm con được phát hiện trên dãy núi cao ở Mỹ, giúp nhóm nghiên cứu hiểu rõ hơn hành vi của cá cổ đại.

Đăng ngày: 30/05/2019
Tiêu điểm
Khoa Học News